Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 75, 76, 78, 79, 80, 81

Giải Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 75, 76, 78, 79, 80, 81.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 17 Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 17

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874

Câu 1 trang 76: Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.

Hình 17.2

Trả lời:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

  • Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
  • Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

  • Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.
  • Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.
  • Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
  • Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
  • Bất chấp sự hòa hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

Câu 2 trang 76: Khai thác tư liệu 1, nêu suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc.

Tư liệu 1

Trả lời:

Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:

  • Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.
  • Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.
  • Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.

Câu 1 trang 78: Khai thác hình 17.4, hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định.

Hình 17.4

Trả lời:

Buổi lễ suy tôn Trương Định diễn ra giản dị nhưng rất trang nghiêm:

  • Nhân dân tổ chức buổi lễ suy tôn với lễ đài, hương án và phía sau là bức trướng ghi dòng chữ “Bình Tây Đại Nguyên soái”.
  • Người đứng giữa lễ đài là Trương Định, ông đang đưa tay đón nhận thanh kiếm do một phụ lão có uy tín trao tặng.
  • Xung quanh lễ đài là đông đảo người dân đang chứng kiến và họ hô hào, cổ vũ đầy khí thế phấn khởi, thể hiện sự tin tưởng vào vị chủ soái Trương Định, đồng thời cũng thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước đến cùng.

Câu 2 trang 78: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

Trả lời:

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

- Đối lập với thái độ của triều đình nhà Nguyễn, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu là:

  • Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân từ căn cứ Hòn Chông vượt biển tập kích giặc tại đồn Kiên Giang.
  • Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước. Sau khi Trương Định qua đời, con trai ông là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ, chiến đấu.
  • Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.
  • Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về lại tiếp tục đứng lên chống Pháp.

2. Phong trào kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược lan rộng ra cả nước (1873 - 1884)

Câu 1 trang 79: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.

Trả lời:

- Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

- Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là:

  • Cuộc chiến đấu của các đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của cha con Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định),…
  • Tháng 12/1873, quân triều đình phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, tiêu diệt quân Pháp tại Cầu Giấy. Tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

Câu 2 trang 79: Khai thác tư liệu 2, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

Tư liệu 2

Trả lời:

- Nhận xét về Hiệp ước Giáp Tuất:

+ Hiệp ước Giáp Tuất đánh dấu bước trượt dài tiếp theo (sau Hiệp ước Nhâm Tuất) của nhà Nguyễn trên con đường thỏa hiệp, đầu hàng trước thực dân Pháp xâm lược.

+ Các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, đặc biệt là điều khoản: nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì,… đã tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

+ Với Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp tuy phải rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, song, Pháp vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

+ Việc triều đình ngày Nguyễn kí bản Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tuấn và Đặng Như Mai với khẩu hiệu “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”,...

Câu 1 trang 80: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta ở Bắc Kì.

Trả lời:

Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Trước tình hình đó, nhà Nguyễn lo sợ, vội cử người sang cầu cứu nhà Thanh.

Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: cuộc tập kích quân Pháp tại Cầu Giấy (vào tháng 5/1883), khiến tướng Ri-vi-e của Pháp tử trận,…

Câu 2 trang 80: Qua việc kí kết các hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời:

Nhận xét:

  • Việc kí kết hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã cho thấy thái độ đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược.
  • Với Hiệp ước ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam; Việt Nam từ một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

3. Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX

Nêu nguyên nhân đề xuất và nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước vào nửa cuối thế kỉ XIX.

Giải Luyện tập - Vận dụng Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 17

Luyện tập

Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858 - 1884).

Giai đoạn

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Thái độ và đối sách của triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Kết quả, ý nghĩa

1858 - 1873

1873 - 1884

Trả lời:

Giai đoạnQuá trình xâm lược của thực dân PhápThái độ và đối sách của triều đình HuếThái độ và hành động của nhân dânKết quả, ý nghĩa
1858 đến 1873- Tháng 9/1858, tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp.Phối hợp cùng quân triều đình để chống Pháp.Bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Tháng 2/1859, tấn công thành Gia Định.- Chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã.- Tự động nổi lên đánh giặc.- Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp thất bại.
- Đầu năm 1860, rút bớt lực lượng ở Gia Định để san sẻ cho các chiến trường khác- “Thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa.Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổiTriều đình bỏ lỡ thời cơ đánh đuổi quân Pháp.
Đầu năm 1861, tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng đánh chiếm Gia Định.Kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc.Phong trào chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổiPháp làm chủ được Gia Định.
Đầu năm 1862, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long

- Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Yêu cầu nhân dân bãi binh.

- Kiên quyết chống Pháp bất chấp lệnh bãi binh của triều đình.- Pháp chiếm được 3 tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.Nuôi hi vọng giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường thương thuyết.Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ngày càng mạnh mẽ.- Pháp chiếm được 3 tỉnh Tây Nam Kì; củng cố bộ máy cai trị và chuẩn bị cho các bước xâm lược tiếp theo.
1873 đến 1884Cuối năm 1873, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Kí hiệp ước Giáp Tuất

Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,…

-Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

- Pháp có điều kiện gây dựng cơ sở để tiếp tục xâm lược.

Năm 1882, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai.

- Chiến đấu quyết liệt nhưng thất bại.

- Cầu viện nhà Thanh.

Kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi, tiêu biểu: trận Cầu Giấy,Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc kì gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Năm 1883, tấn công cửa biển Thuận An- Kí Hiệp ước Hác-măng (1883) sau đó tiếp tục kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)- Tiếp tục nổi dậy chống Pháp ở khắp nơi.- Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Vận dụng 1

Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Vận dụng 2

Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu hoặc làm thẻ nhớ về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) mà em yêu thích nhất theo dàn ý sau:

  • Đóng góp/vai trò của nhân vật trong cuộc kháng chiến.
  • Địa danh, công trình hiện nay liên quan đến nhân vật mà em biết.
  • Bài học mà em học được từ nhân vật.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm