Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng Soạn Sử 7 trang 20 sách Chân trời sáng tạo
Giải Lịch sử lớp 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Lịch sử - Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20, 21, 22, 23.
Với lời giải Lịch sử 7 trang 20 → 23 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 4 Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn Sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng
Giải câu hỏi Mở đầu Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 4
Vào ngày 4-11-1966, dòng nước lũ kinh hoàng trên sông A-nô (Arno) (thuộc miền Bắc nước Ý) đã tràn vào các bảo tàng, nhà thờ và thư viện của thành phố Phi-ren-xê (Firenze). Cả thế giới bàng hoàng, vì Phi-ren-xê là nơi lưu giữ nhiều nhất những thành tựu của văn hoá Tây Âu thời Phục hưng. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng. Phong trào này có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với xã hội Tây Âu?
Trả lời:
- Từ thế kỉ XIII, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện, tầng lớp chủ xưởng, thương nhân trở nên giàu có, nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Do vậy, họ ủng hộ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật
- Một phong trào văn hóa mới ra đời với tên gọi là phong trào văn hóa phục hưng. Phong trào này đã có ý nghĩa và tác động mạnh mẽ đến xã hội Tây Âu lúc bấy giờ.
Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 4
1. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
Dựa vào thông tin trong bài và quan sát tư liệu 4.1, 4.2, em hãy:
- Trình bày những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu thế kỉ XIII-XVI.
- Cho biết những tầng lớp mới nào xuất hiện trong xã hội. Tại sao họ lại có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới.
Trả lời:
- Biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII-XVI:
- Từ thế kỉ XIII, thành thị càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu.
- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị.
- Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội là: các chủ xưởng, thương gia và chủ các ngân hàng. Họ có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới, vì:
- Họ vừa giàu có vừa có thế lực nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.
- Thời điểm lúc bấy giờ, giáo lí của Thiên Chúa giáo đang là hệ tư tưởng thống trị xã hội. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học và cản trở bước tiến của các chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng.
=> Do vậy, các chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng đã ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.
2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng
Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Em có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng:
- Trong lĩnh vực văn học: nổi bật là tác phẩm "Hài kịch thần thánh" của Đan-tê, Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc. Đỉnh cao là những vở kịch của Sếch-xpia như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,...tập trung lên án sự tàn bạo, tham lam của tầng lớp phong kiến, đấu tranh cho tự do và tình yêu.
- Trong lĩnh vực nghệ thuật: đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng gắn với hai danh hoạ Lê-ô-na đơ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
- Một số tác phẩm hội hoạ tiêu biểu của Lê-ô-na đơ Vanh-xi như Bữa ăn tối cuối cùng, La Giô-công-đơ,...
- Những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ như " Sáng tạo thế giới" vẽ trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Roma, tượng Đa-vít, Người nô lệ bị trói,...
- Trong lĩnh vực khoa học: Nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại nhưng quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ như Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.
Em ấn tượng nhất với thành tựu về lĩnh vực khoa học của phong trào văn hoá Phục hưng. Họ đã dám chống lại những suy nghĩ sai lầm mà đã được giới quyền lực công nhận hàng nghìn năm và đưa ra được những kết luận có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với ngành nghiên cứu khoa học tự nhiên hiện nay.
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
Ăng-ghen đánh giá phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với quan điểm của Ăng ghen về phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Vì:
- Phong trào văn hóa Phục hưng đã có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.
- Từ phong trào Văn hóa phục hưng đã xuất hiện những “con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi văn minh nhân loại.
Giải Luyện tập - Vận dụng Lịch sử 7 bài 4 trang 23
Luyện tập
Nêu một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng vào bảng theo mẫu sau:
Lĩnh vực | Văn học | Nghệ thuật | Khoa học - kĩ thuật |
Thành tựu |
Trả lời
Lĩnh vực | Văn hóa | Nghệ thuật | Khoa học-kĩ thuật |
Thành tựu | Hài kịch thần thánh- Dante Aligheri, Đôn Ki-hô-tê - Miguel de Cervantes, Hăm- lét, Rô mê-ô và Giu-li-ét của W.Shakêpare | Bữa ăn tối cuối cùng, la Joconde của Lê-ô-na đơ Vanh-xi; | Thuyết nhật tâm của Cô-péc-ních, G.Bru-nô, G.ga-li-lê. |
Vận dụng
Sưu tầm một số bức tranh nghệ thuật thời Phục hưng và sắp xếp thành một bộ sưu tập nhỏ. Ở mỗi bức tranh, hãy viết chú thích về nội dung tác phẩm.
Trả lời:
Bức tranh nghệ thuật thời Phục hưng:
Bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng”
"Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo Da Vinci: Với bối cảnh là trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano, bức họa miêu tả sự hoang mang và bối rối xảy ra giữa các môn đệ của Chúa Giêsu khi ông tuyên bố rằng một trong số họ sẽ phản bội ông.
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng
1. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
- Biến đổi về kinh tế: mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
- Thành thị trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng.
- Nhiều xưởng sản xuất, các công ty thương mại với qui mô lớn xuất hiện.
- Biến đổi về xã hội:
- Thiên Chúa giáo là chỗ dự vững chắc của chế độ phong kiến, chi phối đời sống tinh thần của nhân dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Tầng lớp chủ xưởng, thương gia có thế lực lớn về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng. Do đó, họ đứng ra ủng hộ và bảo trợ những tư tưởng mới trong lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật.
=> Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu vào thế kỉ XIV ở Italia sau đó lan rộng ra nhiều nước châu Âu.
2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng
a. Văn học:
- Văn học phát triển, đa dạng về thể loại: kịch, tiểu thuyết, thơ…
- Xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm xuất sắc, như:
- Hài kịch thần thánh của Đan-tê.
- Tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê của nhà văn M. Xéc-van-téc.
- Các vở kịch Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,.. của W.Sếch-xpia
- Các tác phẩm văn học đã lên án sự tàn bạo, tham lam của phong kiến, đấu tranh cho tự do và tình yêu.
b. Nghệ thuật kiến trúc: Thế kỉ XVI là đỉnh cao nghệ thuật Phục hưng gắn liền với 2 danh họa nổi tiếng:
- Lê-ô-na đơ Vanh-xi với bức họa: Bữa ăn tối cuối cùng, La-Giô-công-đơ…
- Mi-ken-lăng-giơ với tác phẩm: Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Rôma, tượng Đa-vit, người nô lệ bị trói,…
c. Khoa học - kĩ thuật: Xuất hiện nhiều nhà khoa học chống lại quan điểm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái đất, vũ trụ, tiêu biểu như: N. Cô-péc- nich, G. Bru-nô, G. Ga-li-lê,…
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục Hưng đối với xã hội Tây Âu
a. Ý nghĩa:
- Đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật.
- Phá vỡ tinh thần thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo và đả phá chế độ phong kiến
- Thay đổi nhận thức con người, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của nền văn hóa Tây Âu.
b. Tác động: làm xuất hiện những “ con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.