Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm–pa Soạn Sử 10 trang 95 sách Chân trời sáng tạo

Soạn Sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm pa sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 95→99 thuộc chương 5 Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam.

Lịch sử 10 Bài 16 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Văn minh Chăm pa chương 5 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 16 trang 95 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Văn minh Chăm-pa

1. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình:

+ Phía tây là dãy Trường Sơn

+ Phía đông là biển đảo

+ Xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở.

- Tác động:

+ Khó khăn: khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.

+ Thuận lợi: lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.

2. Dân cư và xã hội

a. Dân cư

- Gồm hai bộ tộc chính: bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo

b. Xã hội

- Chế độ mẫu hệ.

- Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây).

3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

- Từ thời văn hóa Sa Huỳnh (khoảng thế kỉ V TCN), thông qua tầng lớp thường nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa.

- Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

Giải Luyện tập, vận dụng Sử 10 Bài 16 trang 99

Luyện tập

Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.

Lời giải

Lĩnh vực

Thành tựu

Tổ chức

Nhà nước

- Năm 192, nhà nước Lâm Ấp ra đời

- Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.

Chữ viết

- Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn

Hoạt động

Kinh tế

- Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển.

Nhà ở

- Nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có hiên ở chính giữa.

Trang phục

- Nam mặc quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu.

- Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

Ẩm thực

- Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thường là cơm, rau và cá.

Văn học

- Văn học dân gian: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao…

- Văn học viết: trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí…

Tín ngưỡng,

tôn giáo

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, phồn thực.

- Tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa, Hồi giáo.

Kiến trúc,

điêu khắc

- Kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương,…

- Điêu khắc: tượng và phù điêu trang trí trên đài thờ, đền tháp,…

Âm nhạc

Nhiều loại nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, trống pa-ra-nưng, chiêng, kèn xa-ra-nai, lục lạc, đàn ka-nhi,…

Phong tục

Tập quán

- Nghi lễ cưới hỏi chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.

- Tập tục ma chay có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.

Vận dụng trang

Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó.

Lời giải

(*) Giới thiệu về Tháp bà po Nagar

- Tháp Bà Pô Na-ga là khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm-pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XIII. Đây là thời kì đạo Hin-đu đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chăm-pa cổ. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Quần thể di tích được phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và tầng 2; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu.

+ Tầng tháp cổng không còn nguyên vẹn do thời gian đã quá lâu, tuy nhiên dấu tích về kiến trúc xưa cũ vẫn còn, đó là những cột trụ, bậc thang được làm bằng đá dẫn lối lên tầng 2.

+ Tầng 2 là nơi để du khách có thể đến hành hương, tĩnh tâm và thư giãn.

- Khu đền tháp được xây dựng bằng gạch, khít mạch và không có bất kì chất kết dính nào. Từng chi tiết nhỏ của tháp đều thể hiện được sự tinh tế của kiến trúc thời xa xưa. Hoạt động văn hóa tiêu biểu của khu đền tháp là Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan tỏa cả vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Tháp Bà Pô Na-ga là một quần thể kiến trúc độc đáo và đặc sắc của người Chăm, được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979. Lễ hội Tháp Bà Pô Na-ga được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.

- Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chăm-pa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chăm-pa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung. Tháp Bà Pô Na-ga chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia kí và tôn giáo, tín ngưỡng. Với 3 tầng và 4 tòa tháp lớn, từng chi tiết ở bên trong công trình này đều thể hiện được hình dáng điêu khắc độc đáo của thời kỳ xa xưa. Bên cạnh đó, những viên gạch đất nung khiến cho du khách hoài niệm về một thời văn minh đã đi vào dĩ vãng.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm