Bình luận ý kiến Không kết bạn với những người học yếu Dàn ý + 4 bài văn hay lớp 11
Bình luận ý kiến Không kết bạn với những người học yếu bao gồm 4 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em học sinh có thể vận dụng, điều chỉnh và viết một cách tự tin chính xác hơn.
Quan niệm Không nên kết bạn với những người học yếu mà Eballsviet.com đăng tải dưới đây sẽ giúp các em tự luyện tập và rèn luyện phong cách viết riêng cho mình. Hi vọng qua bài văn mẫu này chúng ta nhận ra được những mặt đúng, chưa đúng của ý kiến trên. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận các bạn xem thêm: nghị luận về ô nhiễm môi trường.
Nghị luận về quan điểm Không kết bạn với những người học yếu
Dàn ý bình luận Không nên kết bạn với người học yếu
1. Mở bài:
- Ông cha ta từ xưa đã dạy con cháu: Chọn bạn mà chơi.
- Có ý kiến cho rằng: Không nên kết bạn với những người học yếu.
- Ý kiến đó đúng, sai ra sao? Chúng ta nên đối xử với các bạn học yếu trong lớp như thế nào?
2. Thân bài:
- Làm rõ những ý cơ bản sau:
a. Mặt đúng của ý kiến trên:
- Chơi với các bạn học yếu, chúng ta có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như không có bản lĩnh vững vàng. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
- Các bạn học yếu vì nhiều lí do, nhưng phần lớn là vì ham chơi, lười học.
- Thực tế cho thấy tốt lên thì khó, xấu đi thì dễ. Vì thế nếu ta chơi với các bạn yếu kém thì phải cân nhắc thận trọng.
b. Mặt chưa đúng:
- Nếu ta chỉ chơi với các bạn học giỏi, bạn tốt thì các bạn học yếu sẽ có mặc cảm tự ti, khó hòa hợp với tập thể.
- Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, tu dưỡng và phong trào thi đua của lớp.
c. Nên đối xử với các bạn học yếu như thế nào cho đúng?
- Trước hết, chúng ta không nên xa lánh, hắt hủi mà cần động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành.
- Đối với các bạn gặp khó khăn về hoàn cảnh kinh tế hoặc trình độ nhận thức thí chúng ta nên quan tâm giúp đỡ về vật chất, tinh thần, phương pháp học tập.
- Đối với các bạn ham chơi. Thích quậy phá thì kiên trì giải thích, phân tích để đưa bạn về với bổn phận của học sinh là học tập và tu dưỡng cho tốt.
- Khơi dậy tinh thần thi đua ở các bạn yếu kém. Phải tin tưởng vào sự cố gắng và tiến bộ của các bạn ấy.
3. Kết bài:
- Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho thế hệ trẻ.
- Mỗi học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn trong học tập và tu dưỡng.
- Các bạn yếu kém phải có nghị lực vượt lên chính mình để đáp lại niềm tin yêu của bạn bè, thầy cô, cha mẹ.
Bày tỏ quan điểm Không kết bạn với người học yếu
Trong một bộ phận học sinh hiện nay có quan niệm: Không kết bạn với học sinh yếu. Bạn suy nghĩ gì về điều này? Cũng đã từng có một thời gian, tôi có quan điểm sai lầm ấy. Khi đó tôi nhận thấy rằng, kết bạn với những bạn học sinh yếu kém, tôi không nhận lại được một lợi ích nào cả. Họ yếu kém nên không thể giúp đỡ tôi trong học tập. Không những thế, đôi khi họ còn “làm phiền” mình bởi những việc như hỏi bài, nhờ vả lúc kiểm tra, thi cử.
Tôi nghĩ rằng, họ yếu kém là do họ không cố gắng, bởi vậy họ không đáng để mình kết bạn. Thậm chí, đã có lúc tôi còn cho rằng, việc kết bạn với họ có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của mình. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng, đó thực sự là một quan niệm sai lầm.
Trước hết, dù là học sinh yếu hay học sinh giỏi, họ cũng là bạn của mình, học cùng lớp cùng trường với mình. Quan tâm giúp đỡ họ là điều cần thiết. Người Việt Nam ta xa nay vẫn tự hào về truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, hàng ngày được học và thấm nhuần trong mình tư tưởng ấy lẽ nào ta lại vi phạm nó? Sau nữa, không phải lúc nào những học sinh yếu cũng là những người đáng ghét. Họ như thế có thể do lời biếng, ham chơi, nhưng cũng có một số người là do những khiếm khuyết của bản thân và không ít bạn còn là do những hoàn cảnh riêng, những gánh nặng, những nỗi đau về tâm lí gây nên.
Hiểu được bản chất của hiện tượng, chúng ta sẽ có một cách đánh giá, nhìn nhận công bằng hơn. Biết được nguyên do mà giúp cho bạn mình ngày càng tiến bộ. Không ai là người hoàn hảo cả. Tôi không thể dám chắc rằng mình không có một điểm xấu nào khiến cho người khác không hài lòng bởi vậy tôi cũng không thể đòi hỏi điều đó ở họ. Hoàn hảo chỉ là một khái niệm tương đối, một cái đích để con người ta vươn tới và hoàn thiện mình. Tôi không bao giờ có thể dừng nghỉ trên con đường để đi đến với nó và người khác cũng vậy. Hơn thế nữa, như Khổng Tử đã nói: “trong ba người đi cùng với ta, ắt có người là thầy ta..”.. Một học sinh yếu nhưng rất có thể họ sẽ có những thế mạnh khác. Tiếp xúc với họ, hiểu họ, ta sẽ khám phá được thế mạnh ấy và sẽ cảm thấy, thực ra họ cũng đáng yêu, thậm chí còn đáng yêu rất nhiều, nhiều hơn ta tưởng.
Kết bạn với những bạn học sinh yếu, những người kém hoàn thiện hơn ta để giúp đỡ họ tốt hơn lên. Đó cũng là một cách để ta hoàn thiện mình, làm cho ta trở thành một người giàu có: giàu có về lòng tốt, giàu có về bè bạn...
Nghị luận về Không kết bạn với người học yếu
Câu nói của ông bà, cha mẹ thường dạy con cháu “Chọn bạn mà chơi”, để khuyên chúng ta biết nhìn nhận chọn đúng bạn, phù hợp với lứa tuổi tránh bị bạn bè rủ rê lôi kéo vào những tệ nạn xã hội. Tình bạn phải là “tình bạn sạch” mới đáng trân trọng, cần gìn giữ phát huy nó. Bạn cũng có nhiều loại bạn có bạn học giỏi, có bạn học yếu, có bạn tốt, có bạn chưa tốt. Chính vì thế mà có ý kiến cho rằng: “Không nên kết bạn với những người học yếu”. Ý kiến đó thực chất là đúng hay sai? Thái độ của chúng ta đối với các bạn học yếu như thế nào mới phải?
Thực tế cho thấy câu nói đó có phần đúng bởi vì bản thân mỗi người chúng ta ai cũng muốn có được những người bạn tốt để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khuyến khích, động viên nhau cùng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Chúng ta có những người bạn tốt điều đó thật đáng quý, bởi chính trong xã hội phát triển đến chóng mặt theo xu thế thị trường ngày nay hầu hết mọi người bị cuốn vào vòng xoáy đó hình thành không ít người có lối sống ích kỷ vì bản thân mình là chính, không chịu chia sẻ. Chúng ta chơi với những người bạn học tốt đem lại lợi ích rất lớn chính là việc chúng ta học hỏi ở các bạn ấy phương pháp học, phương pháp giải hay vận dụng cho chính mình. Mỗi chúng ta khi chơi với bạn học tốt thì dần dần sẽ học tốt lên, học được đức tính tốt của nhau cùng nhau học tập tiến bộ hơn. Tục ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là chính vì thế.
Ngược lại, chúng ta kết giao với những bạn học yếu hoặc chưa tốt thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì các bạn học yếu thường là ham chơi, lười học, thích quậy phá, nghịch ngợm, nói chuyện trong lớp, mất tập trung ngại khó, hay trốn học chơi game….. Khi chúng ta chơi với các bạn học yếu như vậy thì dần dần chính chúng ta sẽ bị nhiễm những thói hư tật xấu đó. Hậu quả chúng ta tự biến mình thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì vậy, chúng ta phải cân nhắc thận trọng trong quan hệ với các bạn học yếu hoặc bạn chưa tốt, vì học cái xấu thì dễ chứ học điều tốt thì khó.
Nhưng quan điểm này cũng không đúng, xét cho cùng nếu không ai chơi với bạn học yếu thì các bạn ấy biết dựa vào đâu? Các bạn ấy sẽ chơi với ai? Hay chơi với các bạn còn yếu kém hơn mình để rồi tụt dốc học tập giảm sút rơi vào các tệ nạn xã hội? Hoặc chỉ vì học lực kém, tư cách đạo đức tốt mà các bạn ấy bị hắt hủi, xa lánh, để rồi chính chúng ta đẩy các bạn ấy vào mặc cảm, tự ti, bi quan, thất vọng. Đôi khi các bạn ấy chưa tìm được phương pháp học hiệu quả nên học yếu chứ về tư cách đạo đức các bạn ấy rất tốt. Cho nên, chúng ta không thể xa lánh hoặc bỏ rơi mà cần phải động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành và hành động thiết thực, dẫn dắt các bạn ấy hướng dẫn các bạn ấy học tập có hiệu quả, cùng tham gia vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh giúp các bạn ấy mạnh dạn, sống hòa đồng hơn như thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ dã ngoại, lửa trại, các hoạt động từ thiện…
Trong học tập, nếu chúng ta có ý thức giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hay có trở ngại về nhận thức, chúng ta cùng trao đổi từng bài văn hay, tranh luận cách làm mỗi bài toán khó thì các bạn ấy sẽ tiến bộ rất nhanh. Mặt khác, đây cũng là dịp giúp bản thân chúng ta khắc sâu kiến thức, nhớ kĩ, nhớ lâu bài giảng của thầy cô giáo. Chúng ta cũng phải biết phương pháp giúp các bạn ấy học tốt như dùng những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ hiểu, khích lệ các bạn vượt lên chính mình để cùng tiến bộ. Khi các bạn ấy đạt được thành tích dù là nhỏ nhất chúng ta cũng nên động viên, khích lệ kịp thời. Khi bạn vấp ngã, chúng ta đừng bỏ chạy mà hãy quan tâm nâng đỡ bằng cả tấm lòng và tình cảm. Đặc biệt là chúng ta không được có thành kiến xấu về các bạn học yếu, coi thường các bạn ấy bởi có thể lúc này các bạn ấy học yếu nhưng khi các bạn ấy nắm bắt được phương pháp tốt thì có thể chúng ta lại là những người học yếu.
Trong văn học và trong cuộc sống ai ai cũng biết đến tình cảm đẹp, cảm động giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Dương Lễ khi làm quan to vẫn không quên bạn cũ là Lưu Bình và ông đã tìm mọi cách giúp đỡ để bạn ngay cả để vợ mình đến chăm sóc giúp đỡ bạn học hành thi đỗ làm quan như mình. Chúng ta cũng được nghe biết nhiều tấm gương giúp bạn vươn khó trong học tập. Thậm chí có những học sinh cõng bạn bị liệt đến trường suốt mấy năm trời. Và cũng có nhiều bạn bè nhường cơm sẻ áo cho nhau, cùng động viên nhau vượt khó với phương châm “đôi bạn cùng tiến”.
Đứng trước sự phát triển của xã hội và nhiều cái mới du nhập vào nước ta, xấu có, tốt có. Bản thân chúng ta phải biết tránh xa những sự cám dỗ của các thói hư tật xấu, đồng thời chủ động nắm bắt cơ hội. Trước hết bản thân chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, tự tin, nhẫn nại, thi đua lành mạnh cùng các bạn khá giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
Bình luận Không kết bạn với những người học yếu
Quan điểm Không kết bạn với những người học yếu là quan điểm không đúng, xét cho cùng nếu không ai chơi với bạn học yếu thì các bạn ấy biết dựa vào đâu? Các bạn ấy sẽ chơi với ai? Hay chơi với các bạn còn yếu kém hơn mình để rồi tụt dốc học tập giảm sút rơi vào các tệ nạn xã hội? Hoặc chỉ vì học lực kém, tư cách đạo đức tốt mà các bạn ấy bị hắt hủi, xa lánh, để rồi chính chúng ta đẩy các bạn ấy vào mặc cảm, tự ti, bi quan, thất vọng.
Đôi khi các bạn ấy chưa tìm được phương pháp học hiệu quả nên học yếu chứ về tư cách đạo đức các bạn ấy rất tốt. Cho nên, chúng ta không thể xa lánh hoặc bỏ rơi mà cần phải động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành và hành động thiết thực, dẫn dắt các bạn ấy hướng dẫn các bạn ấy học tập có hiệu quả, cùng tham gia vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh giúp các bạn ấy mạnh dạn, sống hòa đồng hơn như thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ dã ngoại, lửa trại, các hoạt động từ thiện…
Trong học tập, nếu chúng ta có ý thức giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hay có trở ngại về nhận thức, chúng ta cùng trao đổi từng bài văn hay, tranh luận cách làm mỗi bài toán khó thì các bạn ấy sẽ tiến bộ rất nhanh. Mặt khác, đây cũng là dịp giúp bản thân chúng ta khắc sâu kiến thức, nhớ kĩ, nhớ lâu bài giảng của thầy cô giáo. Chúng ta cũng phải biết phương pháp giúp các bạn ấy học tốt như dùng những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ hiểu, khích lệ các bạn vượt lên chính mình để cùng tiến bộ. Khi các bạn ấy đạt được thành tích dù là nhỏ nhất chúng ta cũng nên động viên, khích lệ kịp thời. Khi bạn vấp ngã, chúng ta đừng bỏ chạy mà hãy quan tâm nâng đỡ bằng cả tấm lòng và tình cảm. Đặc biệt là chúng ta không được có thành kiến xấu về các bạn học yếu, coi thường các bạn ấy bởi có thể lúc này các bạn ấy học yếu nhưng khi các bạn ấy nắm bắt được phương pháp tốt thì có thể chúng ta lại là những người học yếu.
Trong văn học và trong cuộc sống ai ai cũng biết đến tình cảm đẹp, cảm động giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Dương Lễ khi làm quan to vẫn không quên bạn cũ là Lưu Bình và ông đã tìm mọi cách giúp đỡ để bạn ngay cả để vợ mình đến chăm sóc giúp đỡ bạn học hành thi đỗ làm quan như mình. Chúng ta cũng được nghe biết nhiều tấm gương giúp bạn vươn khó trong học tập. Thậm chí có những học sinh cõng bạn bị liệt đến trường suốt mấy năm trời. Và cũng có nhiều bạn bè nhường cơm sẻ áo cho nhau, cùng động viên nhau vượt khó với phương châm “đôi bạn cùng tiến”.
Đứng trước sự phát triển của xã hội và nhiều cái mới du nhập vào nước ta, xấu có, tốt có. Bản thân chúng ta phải biết tránh xa những sự cám dỗ của các thói hư tật xấu, đồng thời chủ động nắm bắt cơ hội. Trước hết bản thân chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, tự tin, nhẫn nại, thi đua lành mạnh cùng các bạn khá giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
Suy nghĩ Không kết bạn với những người học yếu
Chọn bạn mà chơi, đó là câu châm ngôn mà người xưa thường dạy con cháu. Bạn bè là mối quan hệ thân thiết, khăng khít, không khác gì mối quan hệ cha con, anh em, thầy trò… Trong lớp, có bạn học giỏi, có bạn học yếu, có bạn tốt, có bạn chưa tốt. Có ý kiến cho rằng: Không nên kết bạn với những người học yếu. Ý kiến đó đúng, sai ra sao? Thái độ của chúng ta đối với các bạn học yếu nên như thế nào cho đúng?
Trước hết, ta hãy bàn về mặt đúng của ý kiến trên. Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn có được những người bạn tốt để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khuyến khích, động viên ta vươn lên trong học tập và tu dưỡng. Nói một cách đầy đủ, bạn tốt là người đồng hành rất đáng quý đối với chúng ta trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu chơi với những bạn học yếu hoặc chưa tốt thì có thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng là vậy. Các bạn học yếu vì nhiều lí do nhưng phần lớn thường ham chơi, lười học, thích quậy phá, nghịch ngợm, ngại khó, hay mượn cớ ốm đau để trốn học rồi rủ rê, tụ tập nhau đua xe, chơi game, đá bóng trên hè phố, gây rối nơi công cộng. Dần dà, các bạn đó tiêm nhiễm những thói hư tật xấu để rồi gây ra những hậu quả khôn lường, trở thành mối lo, thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì vậy, khi chơi với các bạn học yếu, các bạn chưa tốt, nếu chúng ta không có bản lĩnh thì sẽ dễ bị lôi kéo. Thực tế cho thấy theo điều tốt thì khó như trèo núi ngược, theo điều xấu thì dễ như nước chảy xuôi. Từ người tốt chẳng mấy chốc biến thành người xấu. Vậy nên chúng ta phải cân nhắc thận trọng trong quan hệ với các bạn học yếu hoặc bạn chưa tốt.
Tuy nhiên, nếu không ai chơi với bạn học yếu, bạn chưa tốt thì các bạn ấy biết dựa vào đâu? Bị hắt hủi, các bạn ấy sẽ có mặc cảm tự ti, bi quan, thất vọng. Cho nên, chúng ta không thể xa lánh hoặc bỏ rơi mà cần phải động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành và hành động thiết thực, dẫn dắt các bạn ấy tham gia vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh như thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ dã ngoại, lửa trại, các hoạt động từ thiện…
Trong học tập, chúng ta nên giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hay có trở ngại về nhận thức; trao đổi từng bài văn hay, tranh luận cách làm một bài toán khó. Đây cũng là dịp tốt để ta khắc sâu kiến thức, nhớ kĩ, nhớ lâu bài giảng của thầy. Dùng những lời nói hay, hành động đúng khích lệ các bạn vượt lên chính mình để thi đua cùng bạn bè. Trước mỗi thành tích dù là nhỏ của các bạn ấy, chúng ta nên động viên kịp thời. Khi bạn vấp ngã, chúng ta hãy quan tâm nâng đỡ bằng trái tim nhân hậu. Chúng ta không nên thành kiến mà phải tạo nhiều cơ hội tốt để các bạn đó thử thách, sửa chữa khuyết điểm, tiếp cận với cái tốt, cái đẹp của cuộc sống. Chúng ta hãy mong đợi và tin tưởng vào sự tiến bộ của các bạn. Tình yêu thương chân thành sẽ cảm hóa được tất cả. Cha ông ta thường dạy con cháu rằng: Có cái ác nhiều khi là do người tốt mà chẳng chịu làm điều gì cả.
Trong văn học dân gian lưu truyền giai thoại về tình bạn cao đẹp giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Dương Lễ khi làm quan to vẫn không quên bạn cũ là Lưu Bình và tìm mọi cách giúp đỡ để bạn cũng hiển đạt như mình. Ngày nay, trên khắp đất nước ta có biết bao tấm gương giúp bạn vươn lên trong học tập. Có những học sinh cõng bạn bị liệt đến trường suốt mấy năm trời. Có nhiều bạn bè nhường cơm sẻ áo cho nhau, cùng động viên nhau vượt khó, học giỏi.
Nền kinh tế thị trường có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đặt ra cho thế hệ trẻ. Chúng ta phải biết xa lánh sự cám dỗ của các thói hư tật xấu, đồng thời chủ động nắm bắt cơ hội, cùng bạn bè say mê học tập, nuôi chí lập nghiệp, tạo dựng tương lai. Những bạn học yếu cũng cần xác định cho mình trách nhiệm trước bản thân, gia đình, xã hội. Cần khiêm tốn, tự tin thi đua cùng các bạn khá giỏi để trở thành người có ích, đáp lại niềm tin yêu của cha mẹ, thầy cô, bè bạn.