Kể về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động Lao động cần cù, sáng tạo - GDCD 8 CTST

Chia sẻ câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo mang đến 3 tấm gương, ví dụ tiêu biểu hay mới nhất được nhiều người biết đến. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách chia sẻ câu chuyện cho các bạn cùng biết.

TOP 3 tấm gương lao động cần cù sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích. Các em hãy tham khảo, ghi nhớ những tấm gương dưới đây để biết cách thuyết trình trước lớp nhé. Đồng thời qua đó các em hiểu rõ được ý nghĩa của việc cần cù sáng tạo trong lao động. Từ đó học tốt môn GDCD lớp 8.

Đề bài: Em hãy sưu tầm, chia sẻ câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Tấm gương lao động cần cù sáng tạo - Mẫu 1

(*) Tham khảo: câu chuyện về Giáo sư Trần Đại Nghĩa

TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913 - 1997) - NHÀ CHẾ TẠO VŨ KHÍ TÀI NĂNG

Thiếu tướng Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, chính tên là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Sài Gòn, năm 1935 ông tiếp tục học các Trường Đại học Kĩ thuật điện, Viện Nghiên cứu máy bay và Đại học Xoóc-bon. Sau đó, ông làm việc ở công trường cầu cống, xưởng chế tạo máy bay vũ khí quân giới,... Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện Nghiên cứu vũ khí.

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, ông đã về nước cùng với Người, được giao chức Cục trưởng Cục Quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng chế được các vũ khí súng không giật (SKZ), súng ba dô ca,... góp phần quan trọng về quân khí để giết giặc,... Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng, năm 1952, được tuyên dương Anh hùng lao động. Trong dịp này Bác Hồ đã khen ngợi: Kĩ sư Nghĩa rất giỏi khoa học máy, nhưng khi thực hành thì không “máy móc”.

=> Bài học cho bản thân:

+ Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.

Tấm gương lao động cần cù sáng tạo - Mẫu 2

Câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động - Bác sĩ Hoàng Hữu Trường

Bác sĩ Hoàng Hữu Trường, Phó Bí thư Đảng ủy và Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là một trong những tấm gương lao động sáng tạo và giỏi mẫu của tỉnh. Anh đã đưa ra nhiều sáng kiến và đề tài trong lĩnh vực y tế, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Trong đó, sáng kiến "Tái thông mạch máu đến não bằng kỹ thuật lấy huyết khối Solitaire" đã được vinh danh bằng bằng lao động sáng tạo.

Với kinh nghiệm điều trị các bệnh nhân đột quỵ, anh đã tìm ra giải pháp tái thông mạch máu đến não để khôi phục chức năng của nhu mô não bị thiếu máu. Sáng kiến này đã giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhân bị đột quỵ não, giảm thiểu tình trạng tàn tật và tử vong sau đột quỵ. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật này cũng giúp giảm gánh nặng phụ thuộc và chi phí điều trị, tiết kiệm thời gian cho người bệnh và gia đình.

Nhờ vào tinh thần cầu tiến, nghiên cứu sáng tạo và trách nhiệm trong công việc, bác sĩ Hoàng Hữu Trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tấm gương lao động giỏi và sáng tạo của anh sẽ truyền cảm hứng cho những người lao động khác cũng như các thế hệ trẻ hướng tới sự nghiệp y tế, góp phần nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Tấm gương cần cù sáng tạo trong lao động - Mẫu 3

Trong thời gian qua thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang nuôi tôm trên địa bàn thành phố Cà Mau đã xuất hiện những tấm gương nông dân cần cù sáng tạo trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó ông Tô Phong ở ấp 1, xã Tắc Vân là một trong những điển hình.

Ông Tô Phong được xem như là người tiên phong và thành công trong việc áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, với khoảng hơn 1 ha đất nông nghiệp, thay vì sử dụng phương pháp nuôi tôm truyền thống hay gặp dịch bệnh và năng suất tôm rất thấp, qua nghiên cứu sách báo ông đã đi sưu tầm các cây thuốc nam, nghiên cứu chế biến thành chế phẩm sinh học theo phương pháp bổ sung thêm các loài vi khuẩn có lợi để loại trừ các vi khuẩn có hại trong ao nuôi. Từ đó con tôm mau lớn, ít bị bệnh, tôm thương phẩm sạch không có dư lượng thuốc kháng sinh nên giá bán ra cũng cao hơn, liên tiếp trong nhiều năm qua vụ tôm nào gia đình ông cũng trúng lớn, không bị rủi ro, ước tính mỗi vụ tôm nuôi gia đình thu lời trên 300 triệu đồng. Ông Tô Minh Quang - Phó ban nhân dân Ấp 1 xã Tắc Vân TP HCM cho biết:“Mô hình nuôi tôm của ông Tô Phong nuôi tôm bằng công nghệ tự chế biến các sản phẩm thuốc nam làm cho môi trường tôm rất là tốt, chi phí rất là thấp, mà sản phẩm tạo ra con tôm sạch giá bán ra cao hơn so với người ta nên hiệu quả cao”.

Hiện nay, nhiều cơ sở nuôi tôm vẫn đang sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất xử lý môi trường mạnh để phòng và trị bệnh cho tôm, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm. Mô hình nuôi tôm công nghiệp chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học bằng cây thuốc nam thay cho hóa chất và kháng sinh trong nuôi tôm của gia đình ông Tô Phong đạt hiệu quả tốt, không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn tạo ra tôm sạch, không kháng sinh, đồng thời hạ giá thành sản phẩm mở ra hướng sản xuất bền vững cho người dân địa phương. Ông Tô Phong chia sẻ: “Nói chung nuôi tôm bằng phương pháp áp dụng chế phẩm sinh học thuốc nam trong quá trình nuôi thì chi phí thấp, thứ hai con tôm phát triển nhanh, khỏe mạnh, rất ít khi bị bệnh, tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ để mọi người cùng thành công”.

Ông Tô Phong cho biết thêm, thực hiện mô hình này, không sử dụng kháng sinh, hóa chất xử lý môi trường trong suốt quá trình nuôi tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Sử dụng chế phẩm sinh học để cho tôm ăn và xử lý môi trường nhằm đảm bảo chất lượng nước, môi trường nuôi thủy sản, thức ăn tự nhiên trong ao phát triển mạnh sẽ làm giảm chi phí thức ăn. Phân hủy chất hữu cơ trong nước, chất thải đáy ao nuôi bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, tăng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi. Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng kháng bệnh cho tôm giúp tôm ăn và tiêu hóa tốt hơn. Giảm thiểu sự hình thành tảo, chất hữu cơ dư thừa và chất thải, giảm thiểu mùi hôi tanh của chất thải, nước ao nuôi, giảm tỷ lệ phát sinh bệnh trên tôm, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay đã có khá nhiều hộ nông dân đến tham quan, học hỏi để nhân rộng. Ông Dương Thái Đông Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Tắc Vân nói:“Mô hình nuôi tôm của ông Tô Phong đạt hiệu quả kinh tế rất là cao, xã đã tổ chức cho bà con nông dân đến tham quan học hỏi và nhiều hộ đã áp dụng thành công mô hình này”.

Ngày nay trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đã xuất hiện ngày một nhiều những mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, họ là những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phương, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tấm gương cần cù lao động, sáng tạo như Ông Tô Phong là một trong những điểm hình của người nông dân.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: GDCD 8
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm