Hướng dẫn 16-HD/BTCTW Hướng dẫn kiểm điểm, xếp loại, đánh giá cán bộ Đảng viên

Ngày 24/09/2018, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2018 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức Đảng, Đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Theo đó, Đảng viên được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

  • Thực sự có năng lực, đạo đức, có nhiều thành tích nổi bật được các đảng viên khác học tập, noi theo.
  • Các kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đều đánh giá đạt cấp độ "Xuất sắc"; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên;
  • Đảng viên là công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 16 - HD/BTCTW

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2018

HƯỚNG DẪN 16 - HD/BTCTW

KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HẰNG NĂM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN VÀ TẬP THỂ, CÁ NHÂN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP

Thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm. Cấp ủy cấp trên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm khách quan, toàn diện, thực chất. Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng phải kiên quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG

A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

1. Đối tượng kiểm điểm

1.1. Tập thể

a) Ở Trung ương

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương.

- Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc; thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Tập thể lãnh đạo: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật); các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Tập thể lãnh đạo, quản lý khác ở các ban, bộ, ngành do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương quy định.

b) Ở địa phương

- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện.

- Đoàn đại biểu Quốc hội, tập thể thường trực hội đồng nhân dân, tập thể lãnh đạo ủy ban nhân dân các cấp.

- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; ban thường vụ đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở.

- Tập thể lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương quy định.

1.2. Cá nhân

- Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng).

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

2. Nơi kiểm điểm

2.1. Đối với tập thể

Tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thực hiện kiểm điểm ở cấp đó. Kết hợp kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị với kiểm điểm đảng đoàn, ban cán sự đảng; với ban thường vụ đảng ủy của cơ quan, đơn vị (nếu các thành viên lãnh đạo đều trong ban thường vụ).

2.2. Đối với cá nhân

- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

- Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt còn thực hiện kiểm điểm như sau:

+ Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.

+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương kiểm điểm trước ban thường vụ cấp ủy mà mình tham gia; ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.

+ Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Trung ương kiểm điểm trước ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo, quản lý các tổ chức, cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.

+ Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ; trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên. Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo, quản lý tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi làm việc.

+ Các đồng chí cấp ủy viên cơ sở kiểm điểm trước tập thể ban chấp hành và tập thể lãnh đạo nơi mình là thành viên.

Đảng viên giữ từ ba chức vụ lãnh đạo, quản lý trở lên, ngoài kiểm điểm ở các nơi nêu trên, có thể kiểm điểm ở nơi khác (nếu cần) do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nơi thực hiện chế độ thủ trưởng thì kiểm điểm trước hội nghị cán bộ chủ chốt hoặc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị nơi làm việc.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa là đảng viên thì kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo, quản lý mà mình là thành viên.

- Nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.

3. Nội dung kiểm điểm

3.1. Đối với tập thể lãnh đạo, quản lý

- Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên.

- Kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm (nếu có).

- Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định, quy chế làm việc.

- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thi đua, khen thưởng.

- Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.

- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

Khi kiểm điểm phải làm rõ trách nhiệm của tập thể và mỗi thành viên, nhất là người đứng đầu trong từng hạn chế, khuyết điểm của tập thể và đề ra biện pháp khắc phục có tính khả thi.

3.2. Đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý

a) Kiểm điểm đảng viên

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc:

+ Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

+ Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí theo quy định; trách nhiệm nêu gương của đảng viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú.

+ Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

+ Liên hệ các biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cá nhân theo phụ lục (đính kèm).

- Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ:

+ Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, quyền hạn và trách nhiệm đối với các chức vụ công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể) theo quy định.

+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

+ Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.

- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.

- Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.

- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

* Đối với đảng viên là công chức, viên chức và những người khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Khi kiểm điểm cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân.

b) Kiểm điểm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Ngoài những nội dung nêu tại khoản a) trên đây, còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:

- Kết quả về lãnh đạo, quản lý, điều hành, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia cùng tập thể lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; quan hệ, phối hợp với cấp ủy và tập thể lãnh đạo, quản lý; thái độ công tâm, khách quan; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.

- Ý thức đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, người lao động. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.

4. Các bước tiến hành

4.1. Chuẩn bị kiểm điểm

a) Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân

- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 1 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của cấp có thẩm quyền. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 3 ngày làm việc.

- Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2.

b) Gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cấp ủy, tổ chức đảng gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý (nếu cần).

- Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý và nội dung kiểm điểm.

4.2. Tổ chức kiểm điểm

- Kiểm điểm đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm. Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau, người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau, lấy kết quả kiểm điểm tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Những chi bộ có tổ đảng thì có thể kiểm điểm đảng viên ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.

- Cấp ủy cấp trên xây dựng kế hoạch, lập các đoàn công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm và phân công cấp ủy viên, cán bộ các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo và tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới để báo cáo cấp ủy.

- Người đứng đầu hoặc người được ủy quyền trình bày báo cáo kiểm điểm của tập thể; từng thành viên trong tập thể tham gia góp ý và làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân đối với những ưu, khuyết điểm của tập thể. Người đứng đầu tổng hợp, kết luận từng nội dung tiếp thu để hoàn thiện báo cáo.

- Cá nhân trình bày bản tự kiểm điểm; từng thành viên trong tập thể góp ý, phê bình; người chủ trì kết luận những ưu, khuyết điểm của từng cá nhân; cá nhân tiếp thu, hoàn thiện bản tự kiểm điểm. Khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công đồng chí cấp phó chủ trì. Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thực hiện kiểm điểm sâu về chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó, ở chi bộ tập trung kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tối thiểu là 03 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu là 04 ngày; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu 02 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.

B. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình và tiến hành ngay sau khi kết thúc kiểm điểm.

1. Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng

1.1. Đối tượng

- Đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; đảng bộ cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng (sau đây gọi chung là cấp huyện).

- Đảng bộ cơ sở (bao gồm cả đảng bộ cơ sở mà đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở) và chi bộ cơ sở.

- Đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc đảng ủy do các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương hướng dẫn.

1.2. Khung tiêu chí đánh giá

a) Các tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

- Công tác chính trị tư tưởng: Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, đột xuất trong công tác chính trị tư tưởng theo sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; định hướng tư tưởng đối với đảng viên.

- Công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng đảng bộ, chi bộ: Kết quả thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc của cấp ủy gắn với xây dựng đoàn kết nội bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; quản lý, phân công nhiệm vụ cho đảng viên và kết nạp đảng viên mới; giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú. Kết quả xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; củng cố tổ chức đảng và giúp đỡ, giáo dục đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

- Lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: Lãnh đạo xây dựng các tổ chức vững mạnh; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, xem xét, giải quyết những vấn đề nảy sinh ở địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả phối hợp công tác; phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội.

- Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng: Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy và công tác tự kiểm tra, giám sát của đảng bộ, chi bộ. Công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (được lượng hóa cụ thể)

- Việc cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Kết quả lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Kết quả đánh giá, xếp loại chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và các tổ chức đảng trực thuộc.

c) Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra

1.3. Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Là đảng bộ (chi bộ) có nhiều thành tích nổi bật, có đổi mới sáng tạo và có sản phẩm cụ thể; khẳng định vị thế, vai trò hàng đầu, điển hình để các tổ chức đảng khác học tập, noi theo.

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, chuyên môn nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền giao đều đánh giá đạt cấp độ "Xuất sắc", những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên.

- Đối với đảng bộ phải có 100% số tổ chức đảng trực thuộc được xếp loại chất lượng “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên. Đối với chi bộ phải có 100% đảng viên được xếp loại chất lượng “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

- Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp được xếp loại chất lượng "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.

- Không có cấp ủy viên của đảng bộ bị xử lý kỷ luật.

Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng tổ chức đảng được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số tổ chức đảng cùng cấp trực thuộc được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" của từng đảng bộ.

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, chuyên môn nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền giao đều đánh giá đạt cấp độ "Tốt" trở lên, những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.

- Đối với đảng bộ phải có 100% số tổ chức đảng trực thuộc được xếp loại chất lượng “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên. Đối với chi bộ phải có 100% đảng viên được xếp loại chất lượng "Hoàn thành nhiệm vụ" trở lên.

- Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp được xếp loại chất lượng "Hoàn thành nhiệm vụ" trở lên.

- Không có cấp ủy viên của đảng bộ bị xử lý kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

c) Hoàn thành nhiệm vụ

- Các tiêu chí đều đánh giá đạt cấp độ "Trung bình" trở lên.

- Không có cấp ủy viên của đảng bộ hoặc tập thể cấp ủy trực thuộc (đảng viên của chi bộ) bị xử lý kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

d) Không hoàn thành nhiệm vụ

Là đảng bộ (chi bộ) không đạt mức "Hoàn thành nhiệm vụ" hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có tập thể cấp ủy trực thuộc để xảy ra các vụ, việc tham ô, tham nhũng và các vi phạm khác bị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

- Chỉ hoàn thành dưới 50% số chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được cấp có thẩm quyền giao (trừ trường hợp bất khả kháng) hoặc các chương trình, kế hoạch về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đảng bộ ở mức kém.

- Có từ 02 tổ chức (Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội) cùng cấp xếp loại chất lượng “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

- Ban thường vụ cấp ủy bị xử lý kỷ luật hoặc có trên 20% số tập thể cấp ủy trực thuộc xếp loại chất lượng "Không hoàn thành nhiệm vụ" (chi ủy bị xử lý kỷ luật hoặc chi bộ có trên 20% số đảng viên xếp loại chất lượng "Không hoàn thành nhiệm vụ").

1.4. Trách nhiệm, thẩm quyền

a) Đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện

- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh) chủ trì, tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng các đảng bộ trực thuộc.

- Cấp ủy cấp huyện tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ mình.

- Các chủ thể có liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:

+ Ở cấp trên: (1) Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp trên trực tiếp; (2) Thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh (đối với đánh giá đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh (đối với đánh giá đảng bộ cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng khác).

+ Ở cùng cấp: Các ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong đảng bộ.

+ Ở cấp dưới: Các cấp ủy đảng trực thuộc (chi bộ nơi không có cấp ủy).

b) Đối với đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng

- Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện chủ trì tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.

- Cấp ủy cơ sở tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình.

- Các chủ thể có liên quan tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng:

+ Ở cấp trên: (1) Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp trên trực tiếp; (2) Thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện (đối với đánh giá tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn); tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện (đối với đánh giá các loại hình tổ chức cơ sở đảng khác).

+ Ở cùng cấp: Các cấp ủy cơ sở trong cùng đảng bộ cấp huyện.

+ Ở cấp dưới: Các cấp ủy đảng trực thuộc (chi bộ nơi không có cấp ủy).

1.5. Cách thức thực hiện

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ 4 cấp độ (xuất sắc, tốt, trung bình, kém) của từng tiêu chí đánh giá đã được cấp ủy cấp tỉnh cụ thể hóa và tiêu chuẩn mức chất lượng đã được quy định cho từng loại hình tổ chức đảng, ban thường vụ cấp ủy (chi ủy đối với chi bộ) tự đánh giá, xếp loại như sau:

- Phân tích kết quả đạt được của từng tiêu chí đánh giá để tự xếp từng tiêu chí đánh giá đạt cấp độ "Xuất sắc" hoặc "Tốt" hoặc "Trung bình" hoặc "Kém" vào cột tương ứng của Mẫu 3.

- Căn cứ kết quả tự đánh giá theo Mẫu 3, hội nghị ban chấp hành đảng bộ (chi bộ) th

o luận, biểu quyết bằng phiếu kín để xác định mức xếp loại chất lượng của đảng bộ, chi bộ vào 1 trong 4 mức (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ), báo cáo cấp ủy cấp trên.

Bước 2: Các chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng

Cấp ủy có thẩm quyền tổ chức để các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện việc phân tích chất lượng từng tiêu chí đánh giá, đề xuất mức chất lượng của từng tổ chức đảng theo Mẫu 3 và gửi kết quả về ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện), ban tổ chức cấp ủy cấp huyện (đối với đánh giá, xếp loại TCCSĐ) để tổng hợp.

Bước 3: Quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng

Ban tổ chức cấp ủy có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp, thẩm định kết quả tự đánh giá và kết quả tham gia đánh giá của các chủ thể để báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện), ban thường vụ cấp ủy cấp huyện (đối với đánh giá, xếp loại TCCSĐ) xem xét, bỏ phiếu kín quyết định xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.

2. Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

2.1. Đối tượng

Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt).

2.2. Khung tiêu chí đánh giá

a) Về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc

- Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

- Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.

- Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

- Kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cá nhân.

b) Về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…

c) Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có)

d) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

đ) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

e) Kết quả kiểm điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có)

...............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm