5 hiệu lệnh khi dạy Tiếng Việt giáo viên Tiểu học nên biết

Phương pháp dạy Tiếng Việt hiệu quả

Chắc hẳn rất nhiều giáo viên phải đau đầu với tình trạng học sinh không tập trung, mất trật tự, nói chuyện riêng trong lớp. Ngoài sử dụng lời nói, giáo viên cũng nên áp dụng một số hiệu lệnh dưới đây để học sinh tiếp thu bài tốt hơn.

Dạy học

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Quy trình dạy Tập làm văn, Tập đọc để dạy học Tiếng Việt thật hiệu quả. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Hiệu lệnh "Viết tắt chữ cái"

Ngay từ khi nhận lớp, giáo viên cần tập cho học sinh thói quen thực hiện theo hiệu lệnh. Lệnh phải dứt khoát, rõ ràng, ngắn gọn.

Cô có thể chuẩn bị một khung có chứa các chữ cái in hoa dính ở góc bảng. Ghi chú rõ:

  • O khoanh tay mắt nhìn lên bảng, không nói chuyện.
  • B là lấy bảng.
  • S là sách.
  • V là vở.

Hình tròn hoặc vuông theo 4 mức độ. Khi giáo viên chỉ vào ô nào học sinh tự hiểu nhiệm vụ.

Hiệu lệnh "gõ thước"

Cô có thể ra hiệu lệnh bằng việc gõ thước:

  • Muốn học sinh đánh vần thì gõ 1 nhịp.
  • Muốn học sinh đọc trơn thì gõ 2 nhịp.

Hoặc trong giờ học vần, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo hiệu lệnh của giáo viên:

  • Khi đánh vần, giáo viên dùng thước chỉ từng chữ ghi âm, khi đọc trơn giáo viên chỉ cả tiếng hoặc cả từ.
  • Khi phân tích, giáo viên đặt thước nằm ngang dưới tiếng hay từ cần phân tích.
  • Khi học sinh thực hành theo dãy, nhóm, giáo viên chỉ cần gọi em đầu tiên của dãy hoặc của nhóm đọc, sau đó giáo viên không cần gọi, các em sau tiếp nối nhau đọc.

Hiệu lệnh "Tay - mắt"

Khi học sinh mất trật tự, ồn ào, nói chuyện riêng thầy cô giáo hãy thật bình tĩnh và nhẹ nhàng hô khẩu lệnh như sau (có quy ước trước với học sinh).

Khẩu lệnh:

  • Giáo viên: tay - học sinh: khoanh -> học sinh khoanh tay; lưng - thẳng- ngồi thẳng lưng.
  • Giáo viên hô mắt - học sinh hô nhìn- học sinh nhìn lên bảng.

Hiệu lệnh "Tay"

Cô giáo có thể dùng hiệu lệnh đưa tay dọc - ngang để yêu cầu học sinh đọc theo nối tiếp theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Nói chung để làm được những điều này, cả lớp phải qua 1 quá trình rèn luyện nghiêm túc.

Hoặc khi cô đưa tay về phía học sinh là mời đọc, cô xoè 2 tay là đọc đồng thanh, gõ ngang thước (1 gõ) là lật bảng con sang mặt khác, để dọc thước ở các chữ là đọc trơn, để ngang thước ở mô hình, ở chữ là đọc phân tích..…

Hiệu lệnh: Học sinh - im lặng

Cô giáo hô: Học sinh

Học sinh đáp: Im lặng

Trong một số các tiết học, học sinh mất trật tự không tập trung theo dõi bài giảng còn xảy ra rất nhiều, khiến không ít các giáo viên phải đau đầu. Và để đối phó trước tình trạng này, câu hiệu lệnh "học sinh - im lặng" đã được áp dụng. Tuy rằng đơn giản vậy thôi nhưng nhiều khi rất có tác dụng, sự ổn định nhanh chóng quay trở lại giúp các thầy cô yên tâm giảng bài.

Ngoài ra, còn một số câu hiệu lệnh tương tự như là: Học sinh - chăm ngoan, học sinh - trật tự, học sinh - ngồi ngay ngắn,... Hoặc đơn giản hơn, cô chỉ cần hô Học sinh thì học sinh sẽ ngoan và tự giác khoanh tay trên bàn.

  • 11.706 lượt xem
👨 Thảo Nhi Cập nhật: 28/08/2021
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm