Hoạt động trải nghiệm 9: Phòng chống bắt nạt học đường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 9, 10

Giải bài tập HĐTN 9: Phòng chống bắt nạt học đường giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều trang 9, 10.

Lời giải được trình bày khoa học, chi tiết, các em sẽ biết cách trả lời các câu hỏi của Hoạt động 2 Chủ đề 1: Xây dựng văn hóa nhà trường trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.

Trả lời:

Các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em biết:

  • Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường.
  • Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường
  • Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.

Trả lời:

Kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

BẮT NẠT – KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA

1. Mục tiêu:

  • Tuyên truyền về hành động ứng phó với bắt nạt học đường
  • Nâng cao trách nhiệm của học sinh toàn trường về phòng chống bắt nạt học đường.

2. Thời gian, địa điểm tổ chức:

  • Thời gian thực hiện: Tháng 9
  • Địa điểm: Trường trung học cơ sở A

3. Các phương tiện cần thiết:

  • Máy tính
  • Giấy A0, bút màu
  • Loa phát thanh

4. Nội dung hoạt động:

  • Thiết kế áp phích
  • Thành lập đội ứng phó khẩn cấp
  • Xây dựng các bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Phát tờ cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.
  • Thiết lập hộp thư điện tử “Điều tôi muốn nói”.

5. Phân công nhiệm vụ:

  • Nhóm truyền thông: In ấn, đăng bài, dàn áp phích, thông báo tới các lớp về sự kiện, tiếp nhận thư gửi qua hòm thư điện tử.
  • Nhóm thiết kế: Thiết kế áp phích, trang trí các giấy mời, giấy cam kết.
  • Nhóm nội dung: Xây dựng nội dung truyền thông, các khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Nhóm ứng phó khẩn cấp: Trợ giúp kịp thời và kết nối với các lực lượng hỗ trợ khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra.

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

Trả lời:

- Kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:

+ Số lượng tham gia: hơn 200 học sinh

+ Các hoạt động đã thực hiện:

  • Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
  • Thực hiện cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.

Chia sẻ quan điểm về “Bắt nạt học đường”…

+ Mức độ tích cực tham gia: Rất tích cực.

- Hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:

+ Kết quả thu được vượt hơn mục tiêu đã đạt ra.

+ Bài học rút ra:

  • Khi làm việc nhóm muốn hiệu quả cần phải lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ đó đi đến thống nhất.
  • Khi xây dựng các kế hoạch hoạt động cho nhiều người tham gia, các nội dung cần chi tiết rõ ràng, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi người đều có công việc và có trách nhiệm cao với công việc được giao. Từ đó giúp cho hoạt động diễn ra trôi chảy và dễ dàng hơn.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm