Hoạt động trải nghiệm 7: Tìm hiểu các nghề ở địa phương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 63 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trang 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 6 nhiệm vụ trong Chủ đề Tìm hiểu các nghề ở địa phương sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Nhiệm vụ 1: Khám phá một số nghề hiện có và nghề đặc trưng ở địa phương

Câu 1: Kể tên một số nghề hiện có ở địa phương em.

Trả lời:

a. Tên các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội là:

  • Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre.
  • Làng Đậu bạc Định Công.
  • Làng Nón Chuông.
  • Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội.
  • Làng quạt Chàng Sơn.
  • Làng gốm Bát Tràng.
  • Làng sơn mài Hạ Thái
  • Làng điêu khắc Dư Dụ

b. Tên sản phẩm thủ công nhà em đang dùng là lọ hoa bằng gốm, tượng phù điêu, tranh sơn mài. Và đó đều là những sản phẩm được sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là ở Hà Nội.

Câu 2: Chia sẻ về một nghề đặc trưng ở địa phương em và giải thích vì sao nghề đó phát triển ở địa phương em.

Câu 2

Trả lời:

  • Chia sẻ làng nghề làm muối.
  • Nghề đó phát triển ở địa phương em vì vị trí địa lí thuận lợi khi gần biển và khí hậu nắng nóng phù hợp.
  • Học sinh tham khảo và suy nghĩ về làng nghề truyền thống.

Câu 3: Nêu ý nghĩa kinh tế, xã hội của các nghề đặc trưng ở địa phương em.

Gợi ý:

Nghề

Ý nghĩa kinh tế, xã hội

Trồng cà phê

Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.

Trả lời:

Nghề

Ý nghĩa kinh tế, xã hội

Trồng chè

Làm muối

Làm gốm

Đan chiếu

- Tạo việc làm, gia tăng kinh tế, bảo vệ môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa…

Nhiệm vụ 2: Khám phá công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản

Chọn một số nghề ở địa phương em và chỉ ra những công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề đó.

 Nhiệm vụ 2

Trả lời:

a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng

  • Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.
  • Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam

b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

  • Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.
  • Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.

c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng

- Lựa chọn đất.

  • Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.
  • Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...

- Xử lí, pha chế đất

  • Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.
  • Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.

- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay

- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.

- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.

- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò

d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng

  • Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mĩ, Hàn Quốc,...
  • Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Nhiệm vụ 3: Xác định những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề ở địa phương

Câu 1: Quan sát tranh và chỉ ra những nguy hiểm người lao động có thể gặp khi làm nghề.

Câu 1

Trả lời:

  • Ảnh 1: Nguy hiểm cho mắt, bỏng mắt và tay
  • Ảnh 2: Có thể bị điện giật
  • Ảnh 3: Nguy hại đến cột sống và mắt
  • Ảnh 4: Có thể bị ngạt nước, chết đuối hay gặp các sinh vật lạ ở biển

Câu 2 trang 67 Hoạt động trải nghiệm 7: Xác định những nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn.

Gợi ý:

Nghề

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng

Cách sử dụng an toàn

Lập trình viên

Màn hình máy tính, điện thoại

Có thể gây hội chứng thị giác màn hình

- Chớp mắt thường xuyên

- Làm khoảng 20 phút thì cho mắt nghỉ 20 giây bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình.

Trả lời:

  • GV chia học sinh thành các nhóm để thảo luận theo gợi ý, chia sẻ về những nghề: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư…
  • Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả.

Nhiệm vụ 4: Giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương

Câu 1: Thiết kế một bản quy tắc an toàn cho một nghề ở địa phương em.

Gợi ý:

  • Lựa chọn một nghề em dự định thiết kế bản quy tắc.
  • Xác định những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề đó và biện pháp phòng chống.
  • Rút ra những quy tắc để giữ an toàn khi làm nghề đó và thiết kế thành bản quy tắc.

Câu 1

Trả lời:

Thiết kế quy tắc an toàn khi vào phòng thí nghiệm:

1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất và suy nghĩ kỹ trước khi làm thí nghiệm

2. Đeo kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang y tế và mặc áo choàng của phòng thí nghiệm

3. Cột tóc gọn gàng, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại

4. Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm

5. Không nuốt, không uống các loại hóa chất có trong phòng thí nghiệm

6. Rửa sạch vùng da sau khi tiếp xúc với hóa chất

7. Nếu chẳng may bị hóa chất rơi vào mắt cần phải rửa ngay lập tức

8. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như hướng dẫn

Câu 2: Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn khi làm nghề ở địa phương trong các trường hợp sau:

Câu 2

Trả lời:

GV chia nhóm để thảo luận về hai trường hợp 1 và 2 để đưa ra các biện pháp an toàn khi làm nghề ở địa phương.

  • Trường hợp 1: Đảm bảo dự báo thời tiết phù hợp và ngư dân trang bị những thiết bị bảo vệ an toàn: áo phao, phao bơi…
  • Trường hợp 2: Trang bị bảo hộ cơ bản khi tham gia vào công trình.

Nhiệm vụ 5: Tuyên truyền về nghề ở địa phương

Câu 1: Sưu tầm và làm bộ sưu tập về nghề ở địa phương em.

Gợi ý:

Về hình thức

Về nội dung

- Sưu tầm tranh, ảnh,..

- Thiết kế tờ rơi, poster,..

- Tên nghề

- Ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề

- Công việc đặc trưng

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản

- Những lưu ý giữ an toàn lao động khi làm nghề

- Nhân vật trong nghề được nhiều người biết đến

Trả lời:

Học sinh sưu tầm và làm bộ sưu tập nghề ở thực tế địa phương theo gợi ý.

Nghề làm muối Sa Huỳnh

Đồng muối Sa Huỳnh có diện tích hơn 110ha, cách TP.Quảng Ngãi 60km về phía cực nam của tỉnh. Nghề muối nơi đây, từ lâu đã trở thành kế sinh nhai của khoảng 600 hộ dân và lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất của làng nghề.

Trong những ngày đầu hạ, biển trong xanh, nắng đẹp là lúc đồng muối Sa Huỳnh trắng muốt một màu. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện nắng mưa, quy trình làm muối, cảm nhận vị mặn của biển, vị mặn mồ hôi của diêm dân đổ xuống đồng... Theo các nhà sử học, đồng muối Sa Huỳnh có từ thế kỷ XIX. Trải qua gần 100 năm, nhưng cách làm muối của diêm dân Sa Huỳnh vẫn giữ truyền thống như thuở ban sơ. Từ tháng 3 âm lịch khi con sóng biển yên, nước trong xanh trở lại, thủy triều dâng lên hạ xuống theo chu kỳ, cũng là lúc nông dân ra đồng làm muối. Sau khi làm ruộng bằng phẳng, từ 5 giờ sáng, diêm dân đã có mặt trên đồng để thực hiện các quy trình làm muối. Dựa theo con nước thủy triều lên, diêm dân dẫn nước từ kênh, mương đưa vào bọng chứa nước rồi thả nhẹ cho vào ruộng. Sau khi nước tráng đều ô ruộng nhỏ, thì đợi nắng lên để nước mặn dần kết tinh thành muối. Muốn hạt muối trắng ngần, to, óng ánh trong nắng chiều, diêm dân phải canh nước cho qua ba nắng và khi ruộng muối khô trắng, rồi mới thu hoạch.

Chiều xuống, gió biển lồng lộng, từ Quốc lộ 1 nhìn về phía biển sẽ thấy những ô ruộng muối nối tiếp nhau óng ánh dưới ánh hoàng hôn. Diêm dân bắt đầu cào muối, những đống muối trắng ngần nhấp nhô trên đồng càng điểm xuyến cho đồng muối vẻ đẹp tinh khôi, tạo nên bức tranh bình dị, nhưng hết sức đặc sắc.

Chất lượng muối Sa Huỳnh chẳng kém gì so với muối Cà Ná (Ninh Thuận) hay muối Hòn Khói (Khánh Hòa). Năm 2011, muối Sa Huỳnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận nhãn hiệu độc quyền. Đồng muối Sa Huỳnh hiện được quy hoạch trong không gian văn hóa Sa Huỳnh.

Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Đức Phổ Trương Thị Hương cho hay: Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ - du lịch, huyện đã có kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đồng muối Sa Huỳnh thành sản phẩm du lịch cộng đồng. Nếu vùng địa chất, địa mạo Lý Sơn - Sa Huỳnh được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, thì đồng muối Sa Huỳnh cũng sẽ là một trong những điểm đến để du khách khám phá. Nơi đây nằm trong tuyến du lịch công viên địa chất, cùng với việc trải nghiệm quy trình làm muối của diêm dân Sa Huỳnh.

Về đây, du khách còn có thể tham quan làng gốm, gò Ma Vương hay đến xem các hiện vật ở Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh. Mỗi người sẽ có cảm nhận như đang được sống trong một không gian từ xa xưa kết nối liền mạch đến hôm nay.

Câu 2: Sử dụng bộ sưu tập nghề để tuyên truyền về nghề ở địa phương.

Trả lời:

Những năm gần đây, khách du lịch cũng đã tìm đến với biển Sa Huỳnh. Tuy cơ sở vật chất cho du lịch chưa nhiều, nhưng đã xuất hiện những nhà hàng, nhà nghỉ cùng hệ thống các cửa hàng phục vụ du lịch. Từ một làng chài nghèo nàn và hoang sơ, Sa Huỳnh ngày nay đã trở thành một thị tứ nhỏ xinh, nằm ẩn mình dưới hàng dương rủ bóng. Khách du lịch tới đây sẽ có dịp nghỉ ngơi bên những bãi biển tuyệt đẹp còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ. Du khách cũng sẽ có dịp thăm cánh đồng muối, trải nghiệm cuộc sống của người dân làng muối, làng biển và nhất là thưởng thức những đặc sản ở vùng biển nơi đây.

Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá

Câu 1: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Trả lời:

Học sinh đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hoạt động trong chủ đề.

  • Thuận lợi: Biết thêm về những đặc điểm của hoạt động làng nghề địa phương.
  • Khó khăn: Còn chưa được trải nghiệm được những nghề nghiệp thực tế.

Câu 2: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.

A. Rất đúng
B. Gần đúng

C. Chưa đúng

Câu 2

Trả lời:

  • Học sinh đánh giá theo mức độ đã hoàn thành nhiệm vụ.
  • GV nhận xét dựa trên kết quả tổng hợp.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm