Hoạt động trải nghiệm 6: Lớp học mới của em Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 5 sách Kết nối tri thức
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 6 Bài 1: Lớp học mới của em hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7.
Qua đó, các em sẽ tìm hiểu lớp học mới của mình, biết cách tự giới thiệu bản thân, nói lên cảm xúc và mong muốn của mình về môi trường lớp học thân thiết. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 Chủ đề 1: Em với nhà trường. Vậy Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 bài 1: Lớp học mới của em
Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp học mới
❓Tự giới thiệu bản thân và lắng nghe các bạn chia sẻ
Gợi ý:
- Họ và tên
- Trường tiểu học đã học trước đây
- Địa chỉ nơi đang sống
- Sở trường, sở thích cá nhân...
Trả lời:
Xin chào tất cả các bạn. Mình xin tự giới thiệu:
Mình tên là Phan Hồng Ngọc
Trước đây mình đã từng học ở trường Tiểu học Đại Kim
Hiện tại, mình đang sống cùng bố mẹ và anh trai ở 45 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Sở trường của mình là hát và nhảy
Mình rất thích xem phim, nghe nhạc và học tiếng anh.
Rất vui được làm quen với các bạn. Mình xin hết!
❓Đại diện tổ giới thiệu với lớp về thành viên của tổ mình
Trả lời:
Xin chào các bạn mình là Hoàng Tuấn Nam mình là tổ trưởng tổ 1. Sau đây mình xin đại diện tổ 1 giới thiệu với các bạn trong lớp các thành viên trong tổ.
Tổ mình có 8 thành viên 3 bạn trai và 5 bạn nữ:
- Mình là Hoàng Tuấn Nam
- Đây là Mai Yến Trà
- Vũ Thùy Dung
- Bùi Thị Bích
- Đặng Thảo Tâm
- Dương Mai Nhung
- Phạm Hồng Hải
- Lê Tuấn Hùng
Tổ mình rất vui khi được làm quen với cả lớp.
❓Lắng nghe thầy cô giáo chủ nhiệm giới thiệu về bản thân.
Trả lời:
Xin chào cả lớp cô là Hoàng Thị Trang giáo viên chủ nhiệm lớp mình. Cô rất vui khi được đồng hành cùng lớp ta trong năm nay.
❓Chia sẻ cảm xúc và mong muốn của em về môi trường lớp học thân thiết
Trả lời:
Mẫu 1: Em mong rằng mỗi ngày đến trường sẽ có thật nhiều niềm vui, được học tập dưới sự hướng dẫn chỉ bảo ân cần của thầy cô và được cùng nhau vui chơi đoàn kết thân thiện với các bạn.
Mẫu 2: Em mong muốn sẽ được học trong môi trường lớp học thân thiện. Em luôn khao khát thầy, cô giáo có thể tâm lí, trở thành người bạn cùng trò chuyện, tâm sự với chúng em. Mong rằng các bạn sẽ vui vẻ, thân thiện và giúp đỡ nhau trong học tập.
Hoạt động 2: Xác định những việc nên làm và không nên làm với thầy cô và bạn bè
❓Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô, chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm với cả lớp.
Trả lời:
Thiết lập mối quan hệ thân thiện với bạn bè
Việc nên làm | Việc không nên làm |
Hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng học tập Lắng nghe bạn Chia sẻ cùng bạn Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn Vui chơi cùng bạn bè | Chia bè, kéo cánh Trêu chọc bạn Chế giễu bạn Nói xấu bạn Tìm cách hãm hại bạn |
Thiết lập mối quan hệ thân thiết, kính trọng với thầy cô giáo
Việc nên làm | Việc không nên làm |
Chào hỏi lễ phép Trao đổi nội dung học tập Chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài Giúp đỡ thầy/cô giáo khi họ cần Quan tâm thầy cô giáo | Không nghiêm túc khi thầy cô đang giảng bài Tránh mặt để không chào hỏi thầy cô Thiếu lễ phép với thầy cô Nói xấu sau lưng thầy cô |
Hoạt động 3: Xử lí tình huống để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô
❓ Thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong mấy ngày qua, Hương nhận thấy bạn Tâm trong lớp có vẻ khép mình và nhút nhát.
Nếu là Hương em sẽ làm gì để Tâm hòa đồng với các bạn trong lớp?
Tình huống 2: Tiết học toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ về nội dung đã học.
Nếu là Hưng em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn?
Trả lời:
- Tình huống 1:
- Chủ động bắt chuyện với bạn Tâm.
- Giới thiệu Tâm với các bạn trong lớp
- Luôn kéo bạn Tâm vào những cuộc vui của lớp
- Chia sẻ những câu chuyện ở trường, lớp, gia đình cho nhau nghe
- Tình huống 2:
- Sau khi học xong tiết Toán, chủ động liên hệ thầy cô hỏi lại những phần chưa hiểu.
- Hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè
- Về nhà có thể hỏi anh (chị), bố mẹ về bài ở trên lớp.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Hoạt động trải nghiệm 6: Sở thích và khả năng của em
10.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Đức tính đặc trưng của em
5.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Sắp xếp nơi ở của em
5.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Góc học tập của em
10.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình
10.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Ứng phó với thiên tai
10.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới
10.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Tự chăm sóc bản thân
10.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 6: Em và các bạn
1.000+ -
Viết bài giới thiệu ngắn về những thay đổi bản thân mà em xác định được
1.000+