Kinh tế và pháp luật 11 Bài 5: Thị trường lao động và việc làm Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5: Thị trường lao động và việc làm Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 6→10.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 5 trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm, xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Kinh tế và pháp luật 11 Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Khám phá Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5
1. Lao động và thị trường lao động
a. Khái niệm lao động
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Hoạt động của bác A nhằm tạo ra các sản phẩm tranh thêu, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước; đồng thời cũng đem lại nguồn thu nhập để bác A trang trải cuộc sống.
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.
(2) - Vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế:
+ Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác.
+ Lực lượng lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển.
(3) - Trong thông báo tuyển dụng, các công ty đưa ra mức lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động nhằm mục đích: thu hút, tuyển dụng được những lao động có tay nghề cao, phù hợp với yêu cầu công việc.
b) Thị trường lao động
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Trong năm 2021, trên thị trường Việt Nam có sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động, theo hướng: nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
=> Sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động này đã dẫn tới việc: 3,2% lực lượng lao động trong độ tuổi bị thất nghiệp và 3,1% người lao động trong độ tuổi thiếu việc làm.
(2) - Những chủ thể tham gia vào hoạt động tuyển dụng là:
+ Người lao động làm thuê.
+ Người sử dụng sức lao động.
- Các yếu tố cần có trong hoạt động tuyển dụng là:
+ Nguồn cung (bao gồm cả: nguồn cung lao động và nguồn cung việc làm).
+ Nguồn cầu (bao gồm cả: nhu cầu làm việc và nhu cầu tuyển dụng)
+ Giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương, chế độ đãi ngộ,…).
2. Việc làm và thị trường việc làm
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Công việc của anh M và mẹ anh có ý nghĩa:
+ Giúp mỗi cá nhân có thu nhập để duy trì, cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình.
+ Góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, giúp duy trì và phát triển đất nước.
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống. Mỗi người có thể làm nhiều việc khác nhau: có việc làm chính thức hay việc làm không chính thức.
(2) - Doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích:
+ Giới thiệu tới người lao động những thông tin về doanh nghiệp mình;
+ Cung cấp thông tin về nhu cầu, mức lương tuyển dụng, từ đó mong muốn tuyển được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Người lao động tham gia vào các hội chợ, các phiên giao dịch việc làm nhằm mục đích:
+ Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
+ Tìm kiếm công việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.
(3) - Các phiên giao dịch việc làm có tác dụng: kết nối cung - cầu lao động trên thị trường. Cụ thể là:
+ Cung cấp thông tin về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng.
+ Giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.
3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Sự lệch pha về cung - cầu lao động tại tỉnh C:
+ Các ngành kĩ sư, sửa chữa, máy tính, du lịch, công nghệ, kĩ thuật… có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng đang thiếu hụt nguồn cung lao động.
+ Các ngành hành chính, ngân hàng… có nhu cầu tuyển dụng ít, nhưng lại dư thừa nguồn cung lao động.
- Tác động: sự lệch pha giữa cung và cầu về lao động đã giảm đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khiến cho họ chuyển hướng đầu tư sang các tỉnh khác.
(2) - Thông tin 2 cho thấy, thị trường việc làm có vai trò kết nối cung - cầu đã:
+ Tổ chức gần 6.000 phiên giao dịch việc làm, giới thiệu và cung ứng gần 5 triệu lượt người, 68,5% trong số đó có kết nối việc làm thành công.
+ Góp phần giải quyết trên 8 triệu việc làm trên phạm vi cả nước.
+ Giúp thị trường lao động Việt Nam có sự chuyển biến tích cực.
4. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường
Gợi ý đáp án
(1) - Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên một số xu hướng tuyển dụng như:
+ Gia tăng tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành, nghề về công nghệ cao, dịch vụ hoặc các ngành, nghề dựa trên nền tảng công nghệ.
+ Giảm tuyển dụng lao động ở các nhóm ngành nghề về: nông nghiệp, kĩ thuật công nghiệp giản đơn.
+ Tăng tuyển dụng lao động có chất lượng cao; giảm tuyển dụng lao động giản đơn.
(2) - Xu hướng tuyển dụng trên thị trường lao động luôn gắn liền với chiến lược, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cùng với những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
(3) - Để có được việc làm phù hợp, học sinh cần:
+ Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp;
+ Trau dồi các kĩ năng;
+ Nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động;
+ Tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, định hướng nghề nghiệp.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5
Câu hỏi 1
Gợi ý đáp án
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: người lao động làm bất cứ công việc nào mà tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm thì đều được coi là có việc làm.
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: sự biến động của kinh tế trong và ngoài nước; quy mô và tình hình sản xuất của doanh nghiệp… Ví dụ: cuối năm 2022 - đầu năm 2023, do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nên đã dẫn đến “làn sóng” sa thải, cắt giảm hàng loạt nhân sự.
- Ý kiến c. đồng tình, vì: việc chia sẻ nguồn dữ liệu về cung - cầu lao động sẽ góp phần kết nối được người lao động với nhà tuyển dụng, giúp cho: người lao động tìm được chỗ làm phù hợp và người sử dụng lao động tìm được người thích hợp.
- Ý kiến d. Đồng tình, vì: người lao động làm bất cứ công việc nào mà tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm thì đều được coi là có việc làm.
- Ý kiến e. Đồng tình, vì:
+ Bên cạnh mức lương (tiền công), thì chế độ đãi ngộ là một trong những động lực giúp người lao động tích cực, hăng hái và nhiệt tình hơn trong công việc.
+ Việc đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lí, không chỉ giúp người lao động cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc; mà còn giúp cho doanh nghiệp: thu hút hoặc duy trì được nguồn lao động có chất lượng cao, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Câu hỏi 2
Thị trường lao động và thị trường việc làm sẽ biến động như thể nào trong các trường hợp sau?
a. Cung về lao động trên thị trường ngày càng tăng nhưng không tăng đều giữa các ngành nghề.
b. Có nhiều nhà máy, xí nghiệp mới xây dựng trong khu vực.
c. Nhà nước công bố quy định tăng lương cơ bản cho người lao động.
d. Nhà nước có chủ trương chuyển từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế số.
Câu hỏi 3
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong các trường hợp sau:
a. Bạn B đang học lớp 11. Từ nhỏ, bạn đã có niềm đam mê với công nghệ, mong muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không ủng hộ vì muốn bạn theo học đại học Y để trở thành bác sĩ.
b. Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.
c. Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 5
Câu hỏi 1
Em hãy xác định nghề mình sẽ lựa chọn trong tương lai và xây dựng kế hoạch để thực hiện sự lựa chọn đó.
Câu hỏi 2
Em hãy tìm hiểu những thông tin về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động Việt Nam trong 5 năm tới và chia sẻ với các bạn trong lớp.