Hóa 12 Bài 7: Amino acid và peptide Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42, 43, 44
Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 39, 40, 41, 42, 43, 44 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 7: Amino acid và peptide thuộc Chương 3: Hợp chất chứa Nitrogen.
Soạn Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Hóa 12 Bài 7: Amino acid và peptide
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 - Luyện tập
Luyện tập trang 41
Viết phương trình hoá học của các phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của alanine.
Lời giải:
Phương trình hoá học chứng minh:
H2N – CH(CH3)COOH + NaOH → H2N – CH(CH3)COONa + H2O
H2N – CH(CH3)COOH + HCl → ClH3N – CH(CH3)COOH
Luyện tập trang 42
Từ Hình 7.4, khi thay đổi vị trí amino acid trong peptide, như: Gly – Ala thành Ala – Gly thì các peptide này có cấu tạo khác nhau như thế nào?
Lời giải:
Gly – Ala | Amino acid đầu N là glycine, amino acid đầu C là alanine (nhóm CO của glycine liên kết với NH của alanine). |
Ala – Gly | Amino acid đầu N là alanine, amino acid đầu C là glycine (nhóm CO của alanine liên kết với NH của glycine). |
Luyện tập trang 43
Nêu cách phân biệt dung dịch Gly – Ala và dung dịch Ala – Gly – Val.
Lời giải:
Sử dụng thuốc thử biuret (Cu(OH)2 trong môi trường kiềm).
+ Nếu tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng → Ala – Gly – Val.
+ Nếu không có hiện tượng xuất hiện → Gly – Ala.
Chú ý: Các peptide có từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất màu tím đặc trưng.
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 - Bài tập
Bài 1
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, so sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau: CH3 – CH2 – NH2 và H2N – CH2 – COOH.
Lời giải:
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của glycine (H2N – CH2 – COOH) cao hơn ethylamine (CH3 – CH2 – NH2) do phân tử glycine tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
Bài 2
Valine là một amino acid, valine tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, thúc đẩy quá trình phát triển cơ và phục hồi mô. Thiếu valine sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, gây trở ngại về thần kinh, thiếu máu.
a) Viết phương trình hoá học chứng minh tính lưỡng tính của valine.
b) Viết công thức cấu tạo của dipeptide Val-Val.
Lời giải:
a) Phương trình hoá học chứng minh tính lưỡng tính của valine:
b) Công thức cấu tạo của dipeptide Val-Val:
Bài 3
Một peptide có cấu trúc như sau:
a) Peptide trên chứa các amino acid nào? Có bao nhiêu liên kết peptide trong phân tử?
b) Viết phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptide đã cho trong dung dịch HCl dư và dung dịch NaOH dư.
c) Peptide này có phản ứng màu biuret không?
Lời giải:
a) Peptide trên chứa alanine, glutamic acid và glycine. Có 2 liên kết peptide trong phân tử trên.
b) Phản ứng thuỷ phân peptide trong môi trường acid:
H2N – CH(CH3) – CONH – CH(CH2CH2COOH) – CONH – CH2 – COOH + 2H2O \(\overset{H^{+}, t^{0} }{\rightarrow}\) H2N – CH(CH3) – COOH + H2N – CH(CH2CH2COOH) – COOH + H2N– CH2 – COOH
Phản ứng thuỷ phân peptide trong môi trường kiềm:
H2N – CH(CH3) – CONH – CH(CH2CH2COOH) – CONH – CH2 – COOH + 4NaOH → H2N – CH(CH3) – COONa + H2N – CH(CH2CH2COONa) – COONa + H2N– CH2 – COONa + 2H2O
c) Peptide trên là tripeptide nên peptide này có phản ứng màu biuret.