Hóa 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54
Giải Hoá 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54.
Soạn Hóa 11 Kết nối tri thức Bài 8 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11 Sulfuric acid và muối sulfate Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Hóa 11 Kết nối tri thức trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54
Câu hỏi 1
a) Dựa vào cấu tạo, cho biết phân tử sulfuric acid có khả năng cho bao nhiêu proton khi đóng vai trò là acid.
b) Dựa vào tương tác giữa các phân tử, hãy dự đoán sulfuric acid là chất lỏng dễ bay hơi hay khó bay hơi.
Gợi ý đáp án
a) 8 proton
b) Khó bay hơi
Câu hỏi 2
a) Nêu các lưu ý bắt buộc để đảm bảo an toàn khi sử dụng dung dịch sulfuric acid đặc.
b) Hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo ở Hình 8.3.
Gợi ý đáp án
a) Những lưu ý
Bảo quản:
Sulfuric acid được bảo quản trong chai, lọ có nút đậy chặt, đặt ở vị trí chắc chắn.
Đặt chai, lọ đựng dung dịch sulfuric acid đặc cách xa các lọ chứa chất dễ gây cháy, nổ như chlorate, perchlorate, permanganate, dichromate.
Sử dụng:
Sulfuric acid gây bỏng khi rơi vào da, do vậy khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc:
(1) Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm.
(2) Cầm dụng cụ chắc chắn, thao tác cẩn thận.
(3) Không tì, đè chai đựng acid lên miệng cốc, ống đong khi rót acid.
(4) Sử dụng lượng acid vừa phải, lượng acid còn thừa phải thu hồi vào lọ đựng.
(5) Không được đổ nước vào dung dịch acid đặc.
Sơ cứu khi bỏng acid:
Khi bị bỏng sulfuric acid cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
(1) Nhanh chóng rửa ngay với nước lạnh nhiều lần để làm giảm lượng acid bám trên da.
Nếu bị bỏng ở vùng mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa. Nếu acid đã bắn vào mắt thì úp mặt vào chậu nước sạch, mở mắt và chớp nhiều lần để rửa acid.
(2) Sau khi ngâm rửa bằng nước, cần tiến hành trung hoà acid bằng dung dịch NaHCO3 loãng (khoảng 2%).
(3) Băng bó tạm thời vất bỏng bằng băng sạch, cho người bị bỏng uống bù nước điện giải rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
b) Ý nghĩa kí hiệu cảnh báo: sự nguy hiểm của sulfuric acid.
Câu hỏi 3
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho lần lượt các chất rắn sodium chloride (NaCl), sodium bromide (NaBr) tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc.
b) Chỉ ra vai trò của sulfuric acid trong mỗi phản ứng đó.
Gợi ý đáp án
NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
Vai trò của sulfuric acid: Tính acid.
2NaBr + 2H2SO4 → Br2 + SO2 + 2H2O + Na2SO4
Vai trò của sulfuric acid: Tính oxi hóa.
Câu hỏi 4
Dung dịch sulfuric acid đặc được sử dụng để sản xuất phosphoric acid và phân bón superphosphate từ quặng phosphorita và apatite. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng giữa dung dịch sulfuric acid đặc với Ca3(PO4)2 trong hai quặng trên.
Gợi ý đáp án
Ca3(PO4)2 + 3H2 SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4
Câu hỏi 5
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các cặp dung dịch sau:
a) BaCl2 và NaCl.
b) H2SO4 loãng và HCI.
Gợi ý đáp án
a) - Trích mẫu thử: Lấy ở mỗi lọ một lượng nhỏ ra ống nghiệm để nhận biết.
- Lấy dung dịch H2SO4 loãng cho vào mỗi ống nghiệm trên:
Xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Nhận biết được BaCl2, ống nghiệm còn lại là NaCl.
b) - Trích mẫu thử: Lấy ở mỗi lọ một lượng nhỏ ra ống nghiệm để nhận biết.
- Lấy dung dịch BaCl2 cho vào mỗi ống nghiệm trên:
Xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Nhận biết được H2SO4 Ống nghiệm còn lại là HCl.