Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet (Dàn ý + 10 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống

Viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng nghiện mạng xã hội mang đến 10 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích để biết cách triển khai đoạn văn nghị luận 200 chữ hay.

Nghiện mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khiến người trẻ suy nhược về cả thể chất và tinh thần. Với 10 đoạn văn suy nghĩ về hiện tượng nghiện Internet cực chất dưới đây được viết rất hay gồm cả bài ngắn gọn và đầy đủ để các em tham khảo. Bên cạnh đó các em xem thêm đoạn văn suy nghĩ của em về trách nhiệm đối với cha mẹ, đoạn văn nghị luận về tình bạn.

Dàn ý viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng nghiện Internet

I. Mở đoạn

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, Hiện nay, có một tình trạng nghiện mới xuất hiện: nghiện Internet.

II. Thân đoạn

1. Thực trạng về căn bệnh nghiện internet trong giới trẻ

  • Với nhiều người. Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi.
  • Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
  • Nghiện Internet một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế giới. Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ.

2. Hậu quả của nghiện internet

  • Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
  • Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực.

3. Giải pháp

  • Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị
  • Không được phủ nhận vai trò của tích cực của Internet trong đời sống xã hội, nhưng cần có những định hướng đúng đắn.
  • Liên hệ bản thân

III. Kết bài

Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất, đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn công dân của thời đại.

Nghị luận 200 chữ về nghiện mạng xã hội

Đoạn văn mẫu 1

Hiện nay khi xã hội phát triển thì internet chính là thứ cần thiết nhất. Đối với một số cá thể trẻ tuổi thì internet là mồi nguy hại đau đầu. Đối với các bạn học sinh thời nay thì luôn dựa dẫm vào internet để giải những bài tập. Nếu ta dừng lại ở mức độ là tham khảo cách giải thì vô cùng tốt. Nhưng liệu nó có đơn giản như là tham khảo không ? Hiện nay, vẫn còn một số cá thể học sinh dựa dẫm và chép y nguyên những lời giảng trên mạng vào mà không chịu " động não ". Điều đó sẽ khiến các bạn thụt lùi và kết quả học tập kém đi. Một lần chép đc sẽ khiến các bạn dần dần ỷ lại và lệ thuộc vào internet. Không chỉ thế, internet cũng còn rất nhiều tác hại. Như mọi người biết thì internet luôn có một sức hút khá hấp dẫn người dùng. Nó sẽ khiến mọi người tập trung và say mê và đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi bạn chỉ cần chơi một ván game quá lâu cũng sẽ khiến sự tư duy của bạn tụt giảm. Để có được cách hợp lý khi sử dụng internet bạn phải không ỷ lại và không quá chìm đắm vào nó, đặc biệt là các bạn trẻ.

Đoạn văn mẫu 2

Vấn đề nghiện mạng xã hội của giới trẻ bây giờ là một vấn đề đáng lo ngại. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Một số tác động tiêu cực của nghiện mạng xã hội bao gồm: giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tăng cân do ít vận động, cảm thấy cô đơn và bất hạnh khi không có mạng xã hội, và thậm chí là tăng nguy cơ trầm cảm và tự tử. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa các bên, bao gồm gia đình, trường học và cộng đồng. Gia đình cần tạo ra môi trường ủng hộ và khuyến khích con em mình tham gia các hoạt động ngoài trời và giao tiếp trực tiếp với bạn bè. Trường học cần đưa ra các chương trình giáo dục về sử dụng mạng xã hội và tác động của nó đến sức khỏe tâm lý và thể chất. Cộng đồng cần tạo ra các hoạt động giải trí và vui chơi khác để giúp giới trẻ giảm thiểu việc sử dụng mạng xã hội quá mức. Tóm lại, vấn đề nghiện mạng xã hội của giới trẻ bây giờ là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Việc tạo ra môi trường ủng hộ và đưa ra các chương trình giáo dục là cần thiết để giúp giới trẻ có một cuộc sống lành mạnh và cân bằng hơn.

Viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng nghiện mạng xã hội

Với xã hội hiện đại ngày nay, Facebook ngày càng phổ biến với những lợi ích nhất định, tuy nhiên nếu để nghiện thì sẽ xuất hiện rất nhiều mặt tiêu cực và gây ra nhiều tác hại của mạng xã hội. Tác hại của mạng xã hội là những gì tiêu cực đem lại cho cuộc sống con người. Thực tế cho thấy, nhiều người cuồng like, cuồng tương tác bất chấp đăng bài sai sự thật để câu view, câu like, báo lá cải đăng bài giật tít, dắt mũi dư luận, nhiều văn hóa phẩm không lành mạnh tràn lan trên mạng, thậm chí nhiều người lợi dụng không gian mạng để lừa tình, lừa tiền... Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin khiến nhu cầu kết bạn của con người ngày càng tăng, hoặc một phần do thị hiếu quần chúng muốn nắm bắt các thông tin hot của xã hội. Bên cạnh đó, Facebook giúp con có thể người ẩn danh, không phải tiếp xúc trực tiếp nên họ thoải mái thể hiện mọi thứ trên mạng, thậm chí vì mong muốn được nổi tiếng mà bất chấp đăng các tấm hình nhạy cảm, phát ngôn gây sốc. Hậu quả gây ra cũng thật khôn lường, Facebook gây giảm tương tác trực tiếp giữa người với người, gây ra hiện tượng sống ảo, nhiều người có những hành động lố lăng, kệch cỡm trên mạng, thậm chí khiến nhiều người trở nên trầm cảm, thu mình không muốn cởi mở, giết chết sự sáng tạo... Để cải thiện tình trạng này, mỗi người cần ý thức được cái tốt, cái xấu của mạng xã hội, cần biết cách chọn lọc các thông tin lành mạnh để thu nhận. Bên cạnh sự tiêu cực của Facebook, chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực nó đem lại: giúp con người giao lưu bạn bè quốc tế khắp mọi nơi mà không bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý, chứa nhiều thông tin bổ ích... Như vậy, hãy để Facebook giúp ích cho con người chứ đừng để nó trở thành nơi ẩn chứa những mối nguy hại cho xã hội.

Nghị luận 200 chữ về nghiện mạng xã hội

Facebook là một con dao hai lưỡi và lưỡi nào cũng sắc bén cả, ngoài những lợi ích tuyệt vời mà mạng xã hội Facebook đem lại, thì nó cũng đưa đến những tác hại không nhỏ gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đặc biệt là ở giới trẻ, lớp người có xu hướng gắn bó với mạng xã hội này nhiều nhất. Nếu đem so sánh, thì nghiện Facebook cũng chẳng khác nào nghiện ma túy, nhiều bạn trẻ xem Facebook là niềm tin, là cuộc sống, không thể rời bỏ nó một ngày nào. Các bạn trẻ có thể dành hàng giờ, thậm chí là tất cả thời gian cá nhân của mình chỉ để "lướt" face, comment dạo, thả tim, like các bài viết vô tư lự trên đó, thậm chí là ủng hộ những thứ nhảm nhí, không có ý nghĩa xây dựng. Các bạn mải mê chìm đắm trong cái "thế giới ảo" ấy, quên đi hết những gì đang diễn ra ở bên ngoài, lãng phí thời gian cho mạng xã hội, thay vì trau dồi kiến thức cho bản thân bằng các hành động thực tế như đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tham gia câu lạc bộ, hay đơn giản là ra ngoài giao lưu bạn bè,... Việc chìm đắm vào mạng xã hội, suốt ngày cầm khư khư cái điện thoại hay laptop đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng trầm cảm tăng rõ rệt ở những người đam mê mạng xã hội hơn là những người tích cực hoạt động ở thế giới thực tại. Hơn thế, việc nhìn chằm chằm vào những con chữ trên một trang mạng như vậy lâu dần sẽ khiến cho thị lực giảm sút, đầu óc kém tập trung, giảm khả năng sáng tạo, cơ thể trì trệ. Đặc biệt, ánh sáng xanh của màn hình thiết bị khiến não chúng ta bị kích thích dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài, thiếu ngủ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, hàng loạt các bệnh lý có nguy cơ ập đến, gần đây nhất là tình trạng đột quỵ do mất ngủ kéo dài ngày càng trở nên phổ biến, là mối nguy hiểm tiềm tàng đáng báo động. Ngoài những tác hại về sức khỏe, Facebook cũng đem đến hàng loạt những tác hại về tinh thần cho giới trẻ, bởi những luồng thông tin tạp nham, thiếu kiểm soát, mà nếu như người đọc không biết chọn lọc thường rất dễ bị đánh lừa. Nguy hiểm hơn cả là hiện nay độ tuổi dùng face đang dần trẻ hóa, những đứa trẻ mới 8, 9 tuổi đã sành sỏi thứ mạng xã hội này, trong khi chúng chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin dẫn tới tình trạng suy nghĩ của chúng bị Facebook "bẻ cong" mà cha mẹ hay nhà trường khó có thể kiểm soát được.

Đoạn văn suy nghĩ về hiện tượng nghiện mạng xã hội

Đoạn văn mẫu 1

Với sự phát triển vượt bật của công nghệ và kĩ thuật hiện nay, mạng xã hội đã trở thành những ứng dụng cực kì phổ biến trên các thiết bị thông minh của con người như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,…, nó dường như phổ biến đến nỗi hầu như mỗi người đều sở hữu cho mình ít nhất từ một tài khoản xã hội trở lên. Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Trước hết là tính năng kết nối nhanh chóng để mọi người trên khắp mọi nơi có thể giao lưu kết bạn. Qua mạng xã hội, chúng ta dễ dàng hơn trong việc đón nhận những thông tin mới nhất với sự liên kết hệ thống mạng internet. Chẳng những thế, mạng xã hội còn có thể tạo ra công ăn việc làm, buôn bán thuận lợi hơn thì với những lợi thế đó. Bởi thế, cũng không có gì là khó hiểu và vô lý khi độ phủ sóng của nó lại rộng rãi đến vậy. Với tất cả lợi ích trong, việc sử dụng mạng xã hội cực kì tốt khi ta dùng nó đúng cách – có nghĩa là “làm chủ được nó” và không “để nó làm chủ”. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể kiểm soát bản thân mình khi tham gia các mạng xã hội. Ngày nay rất nhiều bạn trẻ đã mang trong mình căn bệnh nghiện mạng xã hội, lạm dụng mạng xã hội cực kì nghiêm trọng, nó không chỉ khiến chúng ta trở nên xa cách hơn với thế giới đời thật, mà còn có thể tạo ra các chứng bệnh về thần kinh, suy giảm các hoạt động sống thường ngày của cơ thể, giờ ăn và ngủ có thể bị Facebook thay thế mà dẫn tới chế độ sinh học không điều độ, sức khoẻ yếu ớt và còn có thể bị tác động, stress bởi những thông tin sai lệch, những bài báo mạng “giật tít” ở trên mạng xã hội. Hiện trạng nghiện mạng xã hội tuy là có thường xuyên gặp phải thế nhưng số đông khác vẫn có được một cuộc sống lành mạnh, biết sử dụng mạng xã hội để lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà mình được trải qua trong thực tế, không bị chi phối bởi nhiều luồng thông tin tiêu cực trên mạng xã hội và luôn làm chủ được cuộc sống, hạnh phúc của riêng mình. Nếu như chúng ta không thể thức tỉnh, thay đổi cách sống sao cho lành mạnh sáng suốt hơn khi sử dụng mạng xã hội, thì xã hội này sẽ trở nên vô cảm, thiếu thực tế và dần đánh mất hết niềm vui, trải nghiệm trong đời sống.

Đoạn văn mẫu 2

Giới trẻ hiện nay dùng mạng xã hội khá phổ biến. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà nó mang lại như trao đổi học tập, giúp mọi người kết nối dễ dàng hơn, phát triển kinh tế bằng những hình thức bán hàng online, làm CTV,....Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó cũng không thể không nhắc đến. Nhiều bạn trẻ vì quá sa đà vào mạng xã hội, live stream, post ảnh, lướt Facebook ,...mà bỏ bê việc học tập. Một số khác dùng mạng xã hội thiếu tỉnh táo mà chia sẻ những thông tin sai lệch, viết những status gây hoang mang dư luận, tham chí là khích bác, chửi bới nhau trên mạng,...dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước thực tế đó, cần phải có những chính sách, quy định thiết thực về an ninh mạng, đồng thời, mỗi người trẻ phải tự ý thức, biết sắp xếp thời gian hợp lý. Hãy tận dụng hữu ích của mạng xã hội, đừng để nó ăn mòn trí tuệ, thời gian và sức khoẻ của chính mình.

Đoạn văn nghị luận về nghiện mạng xã hội

Nghiện là một thói quen không thể bỏ được của con người chúng ta về một điều nào đó. Nhưng nếu như “nghiện” sách vở, nghiện giải “toán”… thì dẫu sao cũng là cái tốt. Thế mà tiếc thay! Giờ đây, các nhà tâm lý học, nhiều bậc phụ huynh lại đau đầu đối phó với triệu chứng “nghiện” của khá nhiều bạn trẻ hiện nay: nghiện Internet, nghiện lướt web. Thật đáng lo khi với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Các triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng. Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Giờ đây, mỗi khi đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác. Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành. Ôi! Đáng sợ thay! Việc nghiện Internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân – đây là điều sợ nhất! Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao? Một câu hỏi đặt ra từ lâu sau các thông tin báo đài, những phóng sự đau lòng và nhiều nhiều lắm những hình ảnh xót xa của hậu quả “nghiện” nét, lướt web. Ước mong sao các bạn sớm nhận ra điều sai trái ấy để từ đó sửa chữa lỗi lầm. Sống thực tế, khỏe khoắn tươi vui, quan tâm đến người thân. Đừng bao giờ làm “nô lệ” cho cái máy tính vô tri vô giác ấy các bạn nhé!

Viết đoạn văn 200 chữ về hiện tượng nghiện Internet

Ngày nay, khi xã hội con người đang ở trong thời kì 4.0 với sự tối tân của internet thì cuộc sống của chúng ta trở nên tiện ích hơn bao giờ hết. Internet hay Mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang cho phép hàng ngàn mạng máy tính, thiết bị di động nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu truy cập. Ở đây, con người có thể tra cứu mọi thông tin cũng như kết nối, liên lạc với mọi người. Internet đã mang đến cho con người nhiều lợi ích vô cùng tiện nghi. Chúng ta có thể tra cứu thông tin của mọi lĩnh vực ở bất cứ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào, việc học tập, nghiên cứu trở nên thuận tiện, dễ dàng và tiện nghi hơn. Bên cạnh đó, sự ra đời của các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, instagram,… giúp chúng ta kết nối với bạn bè, những người thân ở nơi xa xôi trên cả Trái Đất và kết bạn với những người mới, cùng nhau trao đổi, chia sẻ khoảnh khắc đáng quý hoặc ghi lại những kỉ niệm cho riêng mình. Bên cạnh đó, một vai trò vô cùng hữu hiệu nữa không thể không nhắc đến của internet chính là sự giải trí. Từ khi có internet, chúng ta có nhiều phương thức giải trí hơn bao giờ hết. Từ các trò chơi điện tử, đến các video trên các trang mạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phim ảnh, âm nhạc,… cũng đều được tích hợp ở internet. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của internet nhưng không vì thế mà ta lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào nó. Mỗi người cần biết cân bằng giữa việc sử dụng internet với việc tham gia các hoạt động bên ngoài để bản thân trở nên năng động hơn. Mỗi chúng ta hãy trở thành một người dùng internet thông minh để chúng vừa mang lại lợi ích tối đa cho bản thân mình vừa có những trải nghiệm tốt đẹp.

Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet

Ngày nay, internet đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Không chỉ là phương tiện liên lạc, kết nối đắc lực của con người, internet còn định hình cách con người làm việc và học tập. Thật vậy, tuy nhiên một trong những mặt trái của việc sử dụng internet đó là việc nghiện internet quá mức. Đây chính là một thái độ sử dụng internet sai lầm ở 1 bộ phận không nhỏ người dùng ngày nay. Nghiện internet hay bất cứ loại nghiện nào cũng thế, người nghiện sẽ khó mà thiếu được internet trong cuộc sống hàng ngày và nếu không được sử dụng thì sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu trong tâm lý. Biểu hiện của sự nghiện này là cứ có thời gian rảnh là dùng internet vào những mục đích khác nhau và dường như chẳng hề quan tâm đến thế giới đang chuyển động xung quanh mình nữa. Trên thực tế, internet là phương tiện cung cấp thông tin hữu ích nhưng nếu con người quá chăm chú, tiêu tốn quá nhiều thời gian cho nó thì sẽ chẳng có thời gian mà dành cho bản thân mình và gia đình của mình nữa. Nghiện internet gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Tinh thần sẽ bị sa sút, cảm hứng sáng tạo cũng kém đi và còn chưa kể ngồi lướt internet hàng giờ sẽ làm cho cơ thể thiếu vận động, gia tăng các bệnh tật. Ngoài ra, việc nghiện internet ở trẻ em còn có thể làm cho các em thiếu đi sự tiếp xúc với thế giới tự nhiên bên ngoài và thậm chí có thể tiếp xúc với những văn hóa phẩm chưa được phù hợp với lứa tuổi các em. Việc sử dụng internet phải thực sự cân đối và được điều chỉnh cân bằng với các hoạt động khác trong thời gian biểu làm việc hàng ngày của mỗi người. Và internet chỉ thực sự là người trợ thủ đắc lực khi mỗi người ý thức được chừng mực và biết cách sử dụng nó hợp lý.

Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook

Đoạn văn suy nghĩ về hiện tượng nghiện Internet

Hiện nay Internet đang là một cám dỗ rất lớn đối với học sinh. Có rất nhiều em đã rơi vào hoàn cảnh. Nghiện internet là một hành vi gây căng thẳng trong cuộc sống của nạn nhân và cho cả gia đình bạn bè. Đây là một căn bệnh tâm lý đang phổ biến trên toàn thế giới. Có rất nhiều các biểu hiện của việc nghiện internet như chơi game, lướt mạng xã hội, căng thẳng, mất ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhập Internet đó là sự bùng nổ của mạng xã hội, không làm chủ được bản thân và chạy theo xu thế đám đông. Các em có vấn đề internet thường là những em nghiện các loại game, không tự tin trong cuộc sống. Hậu quả của việc nghiện Internet đó là người nghiện không quan tâm đến việc học hành, sao nhãng việc học, giảm tiếp xúc với gia đình và bạn bè. Đặc biệt một số trường hợp còn dẫn đến việc trầm cảm .Hiện nay mẹ Internet đang là một vấn nạn quan trọng cần được nhà trường, gia đình và xã hội giải quyết. Cần đưa ra các biện pháp để giúp các em hòa nhập hơn với cuộc sống, chia sẻ hơn với gia đình và tránh xa các mạng xã hội xấu và độc hại.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

5 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Đặng Chúc An
    Đặng Chúc An

    😀nhột ghê

    Thích Phản hồi 31/10/22
    • Nguyễn Hoanggia
      Nguyễn Hoanggia

      hơi nhột :)))

      Thích Phản hồi 11/11/22
      • Thanh nhan Mai nguyen
        Thanh nhan Mai nguyen

        Thiệt chất

        Thích Phản hồi 03/04/23
        • Vũ Nguyễn Hiệp
          Vũ Nguyễn Hiệp

           Hãy thức tỉnh ik pro :)

          Thích Phản hồi 11/06/23
          • Thảo Đặng Thị
            Thảo Đặng Thị

            Túi cũng thêd

            Thích Phản hồi 19:49 06/01
            Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm