Văn mẫu lớp 6: Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ 7 đoạn văn mẫu lớp 6
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử thật đẹp đẽ.
Bài thơ Về thăm mẹ học ở bài 2 - Thơ lục bát, sách Cánh diều 6, tập 1. Eballsviet.com muốn giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ.
Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ
- Tìm ý bài thơ Về thăm mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 1
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 2
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 3
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 4
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 5
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 6
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 7
Tìm ý bài thơ Về thăm mẹ
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 1
Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đem đến cho người đọc cảm nhận được về tình mẫu tử. Vào một chiều mùa đông nọ, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa cách. Căn bếp chưa lên khói, lúc này mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Trong căn nhà, nơi nào cũng in đậm hình bóng của mẹ. Chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Đọc đến hai câu thơ cuối cùng, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ. Người con thương mẹ một đời vất vả, nhọc nhằn và lúc nào cũng hy sinh cho con cái. Một tình cảm chân thành xuất phát từ những điều thật giản dị. Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 2
Em rất thích bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đã xa quê hương lâu ngày. Khi trở về thăm mẹ, người con nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là căn bếp của mẹ cò chưa lên khói, đoán biết mẹ không có nhà. Lúc này, chỉ mình con thơ thẩn ra vào, ngoài trời lại đang đổ cơn mưa. Những câu thơ tiếp theo, một loạt những hình ảnh quen thuộc được tác giả liệt kê. Mỗi sự vật đều in bóng dáng của người mẹ. Căn nhà có mẹ được chăm sóc cẩn thận. Và mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con, dành dụm những điều tốt đẹp nhất: Hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình. Từ láy “nghẹn ngào” cho thấy tâm trạng xúc động của đứa con, nhìn cảnh vật đó, người con thấy thương mẹ nhiều hơn. Bài thơ “Về thăm mẹ” thật giàu ý nghĩa, giúp tôi thêm yêu thương người mẹ của mình hơn.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 3
Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương để lại cho tôi nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Tác giả đã giúp tôi hiểu được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng. Vào một chiều mùa đông nọ, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa cách. Căn bếp chưa lên khói, lúc này mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Mỗi sự vật trong căn nhà đều có hình bóng của mẹ. Chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Đọc đến hai câu thơ cuối cùng, tôi thấy xúc động trước tình cảm chân thành của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con. Một tình cảm chân thành xuất phát từ những điều thật giản dị. “Về thăm mẹ” là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 4
Bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương khiến tôi cảm thấy rất yêu thích. Bởi khi đọc tác phẩm này, tôi đã biết yêu thương và trân trọng người mẹ nhiều hơn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con. Khi trở về thăm mẹ, người con nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là căn bếp của mẹ cò chưa lên khói, đoán biết mẹ không có nhà. Lúc này, chỉ mình con thơ thẩn ra vào, ngoài trời lại đang đổ cơn mưa. Mỗi sự vật trong căn nhà đều in bóng dáng của người mẹ. Căn nhà có mẹ được chăm sóc cẩn thận. Và mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con, dành dụm những điều tốt đẹp nhất. Hai câu thơ cuối đọc lên đầy xúc động. Từ láy “nghẹn ngào” cho thấy tâm trạng xúc động của đứa con, nhìn cảnh vật đó, người con thấy thương mẹ nhiều hơn. Dù chỉ là những chuyện đơn giản, thường ngày nhưng cũng để khiến con cảm thấy biết ơn, trân trọng mẹ nhiều hơn. Bài thơ “Về thăm mẹ” thật hay, giàu giá trị nhân văn.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 5
Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm, đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 6
Một trong những bài thơ rất cảm động viết về người mẹ chính là “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương. Bài thơ là những dòng tâm sự của người con khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Đứng trước khung cảnh đó, nỗi nhớ dành cho người mẹ lại càng tha thiết hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Lần lượt từng sự vật quen thuộc trong căn nhà hiện lên, đều có hình bóng của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Những sự vật rất đỗi gần gũi, giản dị nhưng lại chan chứa tình yêu thương của mẹ. Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc. Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Đọc bài thơ, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy nghẹn ngào, xúc động trước tình cảm mẫu tử đẹp đẽ, ấm áp.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ - Mẫu 7
Đến với “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương, người đọc sẽ cảm thấy thật xúc động. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con trở về thăm mẹ vào một chiều mùa đông. Hình ảnh căn bếp chưa lên khói khiến người con biết được mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Mọi sự vật trong căn nhà đều lưu giữ hình bóng của mẹ. Từ chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Những sự vật quen thuộc, giản dị nhưng chúng ta cảm nhận được tình yêu thương. Ở hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ:“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”. Tưởng chừng như chỉ là những chuyện giản đơn thường ngày nhưng lại khiến người con xúc động nghẹn ngào.Với “Về thăm mẹ”, Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, thắm thiết. Có thể khẳng định, bài thơ là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ.