Bài thơ Về thăm mẹ Tác giả Đinh Nam Khương
Bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn.

Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu cung cấp kiến thức hữu ích về tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ Về thăm mẹ.
Bài thơ Về thăm mẹ
Về thăm mẹ
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi.
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
I. Đôi nét về Đinh Nam Khương
- Tác giả Đinh Nam Khương sinh năm 1948, mất năm 2018
- Quê ở Hà Nội.
- Một số tác phẩm: Nén hương trên mộ người đàn bà (tiểu thuyết, 1992), Phía sau những hạt cát (thơ, 2001), Đợi chờ gió và trăng (thơ, 2003),Thơ tình Đinh Nam Khương (thơ, 2009), Hoá đá trước heo may (thơ, 2011), ...
II. Giới thiệu về bài thơ Về thăm mẹ
1. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát.
2. Đọc hiểu
a. Hình ảnh người mẹ
- Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.
- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường:
- chum tương đã đậy.
- áo tơi lủn củn.
- nón mê ngồi dầm mưa.
- đàn gà, cái nơm hỏng vành.
- trái na cuối vụ
=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.
b. Tình yêu thương của con dành cho mẹ
- Hoàn cảnh: về thăm mẹ vào một chiều đông, nhưng mẹ không có nhà.
- Hành động “mình con thơ thẩn vào ra”: bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về.
- Cảm xúc “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày: xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ.
=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con với mẹ.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
KHTN Lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương (Sơ đồ tư duy)
-
Tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn
-
Mẫu lời cảm ơn dùng trong báo cáo thực tập tốt nghiệp
-
Phương pháp giải bài toán tính tuổi lớp 5
-
Thuyết minh về chùa Dâu ở Bắc Ninh (Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa - Sử - Địa lớp 5 ôn thi cuối học kì 2
-
Mẫu hợp đồng tham quan du lịch mới nhất
-
Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? - Kết nối tri thức 6
-
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy)
Mới nhất trong tuần
-
Đoạn trích Đêm trăng và cây sồi
100+ -
Truyện ngắn Hai đứa trẻ
100.000+ -
Văn bản Bài tập làm văn
100+ -
Thơ về mẹ
10.000+ -
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
100.000+ -
Bài thơ Nhớ con sông quê hương
100+ -
Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan
100+ -
Bài thơ Đi trong hương tràm
100+ -
Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
100+ -
Bài thơ Nguyệt cầm
100+