Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8

Eballsviet.com cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa

Nội dung bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Đoạn văn cảm nhận Nếu mai em về Chiêm Hóa - Mẫu 1

Nếu mai em về Chiêm Hóa của Mai Liễu là một bài thơ giàu ý nghĩa. Mở đầu, tác giả bộc lộ nỗi nhớ quê hương đầy da diết. Cách gọi “em - ta” gợi cảm giác xa lạ mà cũng thân quen. Tiếp đến, tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với đó là “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Những hòn núi được gọi là “Non Thần” khi xuân sang hình như cũng trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên mà còn có sự xuất hiện của con người. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Đến khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt.

Đoạn văn cảm nhận Nếu mai em về Chiêm Hóa - Mẫu 2

Tác giả Mai Liễu đã sáng tác bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa gợi cho tôi nhiều ấn tượng. Câu thơ mở đầu đọc lên giống như một lời mời gọi “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Hình ảnh sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn, đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Còn núi non thì như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Ngoài thiên nhiên thì con người của vùng đất Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Những cô gái Dao thật duyên dáng trong món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt. Nếu mai em về Chiêm hóa là một bài thơ giàu cảm xúc, gửi gắm tình cảm sâu sắc của tác giả.

Đoạn văn cảm nhận Nếu mai em về Chiêm Hóa - Mẫu 3

Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” của tác giả Mai Liễu để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Mở đầu bài thơ là lời bộc lộ về nỗi nhớ quê hương đầy da diết. Cách xưng hô độc đáo “em - ta” gợi cảm giác xa lạ mà cũng thân quen. Tiếp đến tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Đầu tiên là hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với đó là “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo gợi ra những tảng đá từ bờ này nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Những hòn núi được gọi là “Non Thần” khi xuân sang hình như cũng trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Cảnh sắc độc đáo là vậy, con người hiện lên cũng mang vẻ đẹp riêng. Đó là những cô gái người Dao, người Tày. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Những câu thơ đọc lên thật tình, thật đẹp làm sao. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt. Đó là mong muốn trở về quê để đi hội xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên.

Đoạn văn cảm nhận Nếu mai em về Chiêm Hóa - Mẫu 4

“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ gợi cho tôi nhiều ấn tượng và cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Cách xưng hô “em - ta” thật độc đáo. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” có lẽ chính là nhà thơ. Mỗi năm, dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Có lẽ bởi vậy mà “ta” muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương cùng về. Tiếp đến, tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Xuất hiện đầu tiên là hình ảnh sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khiến cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn, đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Còn núi non thì như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của vùng đất Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Đó Những cô gái Dao thật duyên dáng trong món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 8
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm