Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống (2 mẫu) Văn mẫu lớp 8
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống là tài liệu hữu ích được Eballsviet.com giới thiệu đến bạn đọc.

Nội dung bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 8. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây để có thêm kiến thức hữu ích.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 1
Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Ở hai câu thơ đầu, tác giả bộc lộ thái độ khi đến đền Sầm Nghi Đống qua hành động “ghé mắt, trông ngang”. Những từ ngữ đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền, thể hiện thái độ của tác giả là bất kính, xem thường và giễu cợt với kẻ xâm lược thất bại. Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã đưa ra một giả định. Nếu Hồ Xuân Hương được làm phận trai, thì chắc chắn sự nghiệp anh hùng sẽ không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống. Giả định cho thấy tác giả không chịu an phận, khao khát được lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường, đối với sự nghiệp của viên tướng Sầm Nghi Đống. Tóm lại, Đề đền Sầm Nghi Đống là một tác phẩm hay của Hồ Xuân Hương.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 2
Hồ Xuân Hương với bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Ở hai câu thơ đầu, tác giả thể hiện thái độ của xem thường và giễu cợt với Sầm Nghi Đống. Hình ảnh ngôi đền đang ở vị thế là “đền Thái thú đứng cheo leo” cho thấy thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ xuống. Chữ “kìa” nhằm gợi ra động tác chỉ trỏ, không được tôn trọng. Đặc biệt, bài thơ đã bộc lộ được tư tưởng hết sức phá cách, độc đáo của Hồ Xuân Hương. Điều đó thấy được qua hai câu thơ cuối. Ý nghĩ đổi phận làm trai thể hiện thái độ mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên, ở đây còn được hiểu là thái độ không an phận của Hồ Xuân Hương. Nếu như có thể đổi phận làm trai, nhà thơ tự cho mình có thể làm được sự nghiệp lớn lao, trở thành bậc anh hùng. Bài thơ mang đậm phong cách của Hồ Xuân Hương.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Công văn 3717/BHXH-CNTT - Hướng dẫn triển khai ứng dụng VssID
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-
Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày ý kiến của anh chị về việc sống có kỷ luật
-
400 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2024
-
Phân tích tác phẩm Một đám cưới của Nam Cao
-
Bộ đề ôn tập hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2
-
Viết đoạn văn tiếng Anh về Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
-
100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 (Có đáp án)
-
Em hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Mới nhất trong tuần
-
Nghị luận Thương người như thể thương thân (Dàn ý + 10 mẫu)
100.000+ 6 -
Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập của học sinh (2 Dàn ý + 15 mẫu)
100.000+ -
Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn lớp 8
100+ -
Văn mẫu lớp 8: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (3 mẫu)
10.000+ -
Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Sơ đồ tư duy)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ (8 mẫu)
10.000+ -
Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn (8 mẫu)
10.000+ 1 -
Bộ đề đọc hiểu truyện lịch sử (Có đáp án)
100+ -
Đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn (14 mẫu)
100.000+ -
Viết bài giới thiệu về một cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí (2 mẫu)
100+