Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống Tác giả Hồ Xuân Hương
Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống thể hiện thái độ coi thường Sầm Nghi Đống, đồng thời thể hiện khát vọng nam - nữ bình đẳng.
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương, bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống. Bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.
Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
Đề đền Sầm Nghi Đống
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo;
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?
I. Đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương
- Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.
- Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.
- Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả Nguyễn Du).
- Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ).
- Các tác phẩm của bà chủ yếu bao gồm thơ Nôm và thơ chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay còn khoảng 40 bài thơ được tương truyền là của Hồ Xuân Hương.
- Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.
- Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
- Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Quả mít…
II. Giới thiệu về bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
1. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1 (2 câu đầu): thái độ với ngôi đền quan Thái thú
- Phần 2 (2 câu cuối): khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng
3. Chủ đề
Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống thể hiện thái độ coi thường Sầm Nghi Đống, đồng thời thể hiện khát vọng nam - nữ bình đẳng.