Địa lí 9 Bài 37: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Soạn Địa 9 trang 134

Soạn Địa 9 Bài 37 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Địa 9 bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh biết cách phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1

Dựa vào bảng 37.1, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%).

Sản lượngĐồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng sông HồngCả nước
Cá biển khai thác493,854,81189,6
Cá nuôi283,9110,9486,4
Tôm nuôi142.97,3186,2

Phương pháp giải:

* Xử lí số liệu:

- Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác ĐBSCL (%) = Sản lượng cá biển khai thác ĐBSCL : sản lượng cá biển khai thác cả nước x 100.

- Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác ĐBSH (%) = Sản lượng cá biển khai thác ĐBSH : sản lượng cá biển khai thác cả nước x 100.

- Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác các vùng khác (%) = 100 - (Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác ĐBSCL + Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác ĐBSH).

=> Tương tự với cá nuôi và tôm nuôi.

* Vẽ biểu đồ:

- Biểu đồ cột chồng, trục tung thể hiện tỉ trọng (%), trục hoành thể hiện các vùng.

- Vẽ 3 cột chồng lần lượt thể hiện ĐBSCL, ĐBSH, các vùng khác với tỉ trọng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi.

- Chú thích số liệu vào biểu đồ.

- Viết chú giải và tên biểu đồ.

Gợi ý đáp án

- Xử lí số liệu

Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002(%).

Sản lượngĐồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng sông HồngCả nước
Cá biển khai thác41,54,6100
Cá nuôi58,422,8100
Tôm nuôi76,73,9100

- Vẽ biểu đồ

Biểu đồ tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước (%).

Câu 2

Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35,36, hãy cho biết:

a) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ...)

b) Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?

c) Những khó khăn hiện nay trong ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long . nêu biện pháp khắc phục?

Gợi ý đáp án

a) Thế mạnh để phát triển thủy sản:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn;nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm , cá trên biển rộng lớn.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

- Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, BẮc Mĩ.

b) Gợi ý 1

Bởi vì:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.

- Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ : thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.

Gợi ý 2

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu vì:

  • Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước:
    Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất nước (cả ở ven biển, ven đảo và nội
  • địa)
  • Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
  • Có nguồn gen tôm, cá giống có giá trị kinh tế cao (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh, tôm sú_)
  • Nguồn lao động đông, có truyền thông và có nhiều kinh nghiệm nuôi thủy sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
  • Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại
  • Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và có khả năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản).

c)

- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Địa lí 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm