Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) Soạn Địa 9 trang 99
Soạn Địa 9 Bài 26 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 99 bài Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Tiếp theo thuộc phần Sự phân hóa lãnh thổ.
Địa 9 bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Tiếp theo được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Tiếp theo. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.
Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) (Tiếp theo)
Lý thuyết Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) (Tiếp theo)
1. Tình hình phát triển kinh tế
a) Nông nghiệp.
- Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng.
+ Đàn bò năm 2002 là 1008,6 nghìn con.
+ Ngư nghiệp: chiếm 27,4% thủy sản khai thác của cả nước (2002); các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh
+ Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
- Khó khăn:
+ Quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.
=> Nguyên nhận: do diện tích đất hẹp, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.
- Biện pháp:
+ Trồng rừng phòng hộ.
+ Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất- sinh hoạt.
b) Công nghiệp.
- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 5,6% năm 1995 lên 14,7% năm 2002).
- Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng:
+ Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
+ Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).
+ Thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn là 2 trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp.
c) Dịch vụ.
- Giao thông vận tải:
+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động.
+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng với nhiều bãi biển nổi tiếng và quần thể di sản văn hóa (bãi biển Non Nước, Nha Trang, Mũi Né..; phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn).
2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo), Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về ngư nghiệp, bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
+ Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.
+ Dịch vụ vận tải, du lịch tập trung ở các thành phố, thị xã ven biển như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
+ Vùng kinh tế mới trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng không chỉ với Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 26
(trang 95 sgk Địa Lí 9): - Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo)?
Trả lời:
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Vùng đồi núi phía tây có nhiều cỏ tươi tốt tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò. Tất cá các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phà, tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển và khai thác và nuôi trồng thủy sản (Nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khì hậu xích đạo cho phép khai thác hải sản quanh năm, với sản lượng lớn.
(trang 95 sgk Địa Lí 9): - Quan sát hình 26.1 (SGK trang 96), hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối , đánh bắt và nuôi trồng hải sản?
Trả lời:
- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận.
- Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.
+ Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm , bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
(trang 97 sgk Địa Lí 9): - Dựa vào bảng 26.2 (SGK trang 97), hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
Trả lời:
Thời kì 1995 — 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ khá cao, gấp 2,6 lần so với năm 1995, trong khi cả nước đạt (2,5 lần)
(trang 98 sgk Địa Lí 9): - Xác định trên hình 26.1 (SGK trang 96) vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
Trả lời:
- Xác định trên lược đồ các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn(Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa).
- Các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì:
+ Thành phố Đà Nẵng: là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo Quốc lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương của Duyên hải Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngược lại, hàng hoá và hành khách nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Năng vào Tây Nguyên.
+ Thành phố Quy Nhơn: là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.
+ Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
+ Tuy Hoà (Phú Yên) giao thương với Gia Lai, Kon Tum bằng Quốc lộ 26.
+ Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông (Việt Nam); 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối các thành phố - cảng biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Giải SGK Địa 9 bài 26 trang 99
Câu 1
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
Gợi ý đáp án
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững các ngành kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển.
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:
+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng: chiếm 27.4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (năm 2002).
+ Sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
+ Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
+ Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
+ Hình thành các cơ sở chế biến thủy sản giúp nâng cao giá trị thủy sản, tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
- Du lịch biển:
+ Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
+ Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Giao thông vận tải biển:
+ Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
+ Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
Câu 2
Dựa vào bảng số liệu trang 26.3 (trang 99 SGK ), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) năm 2002 và nêu nhận xét.
Các tỉnh, thành phố | Đà Nẵng | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Bình Định | Phý Yên | Khánh Hòa | Ninh Thuận | Bình Thuận |
Diện tích(nghìn ha) | 0,8 | 5,6 | 1,3 | 4,1 | 2,7 | 6,0 | 1,5 | 1,9 |
Gợi ý đáp án
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) năm 2002
- Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh , thành phố của Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo) (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất (6 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.
Câu 3
Nêu tầm quan trọng của vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Gợi ý đáp án
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.