Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á Soạn Địa 7 trang 126 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Địa lí lớp 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Lịch sử - Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 126.
Với lời giải Địa lí 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 8 Chương 2: Châu Á. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn Địa 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á
Câu hỏi: Viết báo cáo về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á
Trả lời:
1. Chuẩn bị
a) Lựa chọn nội dung tìm hiểu
Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.
- Trung Quốc.
- Nhật Bản.
- Hàn Quốc.
- Xin-ga-po.
Mở bài: Giới thiệu khái quát về kinh tế đã lựa chọn.
Nội dung chính: Trình bày các t tin, số liệu, biểu đồ, hình ảnh tầm được.
- Quá trình phát triển.
- Hiện trạng nền kinh tế (tổng C GDP/người, giá trị xuất khẩu,
- Nguyên nhân.
b) Sưu tầm thông tin, dữ liệu về nội dung đã lựa chọn Có thể tìm kiếm thông tin Mạng internet.
c) Chọn lọc, xử lí thông tin
- Chọn lọc tư liệu từ các nguồn đã tim.
- Xử lí số liệu, tư liệu, hình ảnh. Sắp xếp các thông tin, số liệu,... theo đề cương của báo cáo.
2. Viết báo cáo
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nền kinh tế đã lựa chọn.
Nội dung chính: Trình bày các thông tin, số liệu, biểu đồ, hình ảnh sưu tầm được.
- Quá trình phát triển.
- Hiện trạng nền kinh tế (tổng GDP, GDP/người, giá trị xuất khẩu,...)
- Nguyên nhân.
Kết luận: Nhận xét tổng quan, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế,
3. Trình bày báo cáo
Mẫu 1: Báo cáo về nền kinh tế Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và là quốc gia tiên phong trong việc phát triển công nghệ cũng như khoa học và kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của nền kinh tế Nhật Bản với các sự kiện quan trọng và tình hình kinh tế hiện nay của Nhật Bản để hiểu thêm về đất nước này nhé.
Quá trình phát triển
Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới.
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Các ngành công nghiệp được chú trọng và phát triển bậc nhất gồm có đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu.
Cơ sở hạ tầng giao thông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hóa với một đất nước có địa hình đồi núi như Nhật Bản.
Mẫu 2:
NHẬT BẢN
1. Khái quát chung
- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).
- Diện tích: 378 000 km2.
- Thủ đô: Tô-ky-ô.
- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).
2. Đặc điểm kinh tế
a. Quá trình phát triển
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.
Quảng Cáo - Xem Tiếp Nội Dung Bên Dưới >
- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).
- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
b. Hiện trạng nền kinh tế
- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).
- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.
3. Kết luận
- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.
- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.
Mẫu 3: Báo cáo về nền kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc hiện nay không chỉ là nền kinh tế lớn nhất châu Á mà còn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả Hoa Kỳ.
Trước đây, kinh tế Trung Quốc dưới chế độ phong kiến chưa thực sự phát triển. Sau cách mạng Tân Hợi, chế độ phong kiến Trung Quốc bị sụp đổ, Trung Quốc bắt đầu xây dựng kỉ nguyên mới. Tuy nhiên, thời kì đầu tập trung bao cấp, nền kinh tế Trung Quốc chưa tạo được bước phát triển mạnh. Bắt đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc vươn lên với tốc độ phát triển chóng mặt và trở thành cường quốc kinh tế của thế giới.
Năm 2018, Trung Quốc đạt GDP hơn 90.000 tỷ NDT. Mức GDP tính theo USD là 13.605 tỷ USD, xếp hạng thứ hai thế giới, đứng sau Hoa Kỳ. Mức GDP tính theo Đô la quốc tế là 25.648 tỷ Đô la quốc tế, xếp hạng nhất thế giới.
(Nguồn: VietnamBiz)
Nguyên nhân là do Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn nhất thế giới, quá trình công nghiệp hoá diễn ra rất nhanh dưới chính sách tối ưu hoá sản xuất và đầu tư. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như khoa học công nghệ, hội nhập..