Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu Soạn Địa 7 trang 101 sách Kết nối tri thức
Giải Địa lí lớp 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Lịch sử - Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 101, 102, 103.
Với lời giải Địa lí 7 trang 101 → 103 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 2 Chương 1: Châu Âu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn Địa 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Câu hỏi Mở đầu Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 2
Hãy nêu một số hiểu biết của em về dân cư, xã hội ở châu Âu.
Đáp án:
Châu Âu có cơ cấu dân số già, xã hội văn minh và hiện đại, đại diện cho văn hoá phương Tây. Châu Âu có nhiều thành phố lớn nổi tiếng thế giới.
Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 2
1. Cơ cấu dân cư
Đọc thông tin và khai thác bảng số liệu 1, 2 trong mục 1, hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu.
Đáp án:
Đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu:
- Số dân: 747 triệu người (2020).
- Cơ cấu dân số già:
- Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ nhỏ, xu hướng giảm (Năm 1990 là 20,5%, năm 2020 là 16,1% => giảm 4,4%).
- Nhóm tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao, xu hướng tăng (Năm 1990 là 12,6%, năm 2020 là 19,1% => tăng 6,5%).
- Dân cư châu Âu có sự chênh lệch về tỉ lệ giới tính: Năm 2020, tỉ lệ giới tính nam là 48,3%, trong khi tỉ lệ giới tính nữ là 51,7% => Tỉ lệ giới tính nam cao hơn tỉ lệ giới tính nữ 3,4%.
2. Đô thị hoá
Câu 1: Đọc thông tin trong mục 2, cho biết các đặc điểm của đô thị hóa ở Châu Âu.
Đáp án:
- Quá trình đô thị hóa ở Châu Âu gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
- Các đô thị mở rộng và nối liền với nhau tại thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.
- Việc phát triển của đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
- Tỉ lệ dân đô thị cao 75% (2020).
Câu 2: Dựa vào hình 1, hãy kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu.
Đáp án:
Các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu là: Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Ma-đrít, Bác-xê-lô-na, Xanh Pê-téc-bua.
3. Di cư
Đọc thông tin trong mục 3, cho biết đặc điểm di cư ở Châu Âu.
Đáp án:
Châu Âu là một châu lục đông dân do nhập cư từ lâu đời (cả thời cổ đại và giai đoạn cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI).
Châu Âu gia tăng sự di cư trong nội bộ do nhu cầu việc làm và nhu cầu lao động. Điều này ảnh hưởng đến dân số các quốc gia.
Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 2
Luyện tập
Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.
Đáp án:
Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu giai đoạn năm 1990 – 2020 (%)
=> Nhận xét:
Nhận xét:
- Tỉ lệ số người 0 - 14 tuổi giảm.
- Tỉ lệ số người 15 – 65 tuổi giảm.
- Tỉ lệ số người từ 65 tuổi trở lên tăng.
=> Dân số châu Âu đang có xu hướng già hóa.
Vận dụng
Tìm hiểu về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu.
Đáp án:
Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội ở châu Âu như:
- Thiếu lao động trong tương lai.
- Gây sức ép cho vấn đề y tế, phúc lợi cho người già.
Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
1. Cơ cấu dân cư
- Số dân châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân Liên bang Nga), đứng thứ tư trên thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Mĩ).
- Cơ cấu dân số già, gây ra sự thiếu hụt lao động:
- Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu dân cư và có xu hướng giảm (năm 1990 là 20,5%, năm 2020 là 16,1%)
- Nhóm tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng (năm 1990 là 12,6%, năm 2020 là 19,1%).
- Dân cư châu Âu có sự chênh lệch về tỉ lệ giới tính: năm 2020, tỉ lệ giới tính nam là 48,3%; trong khi tỉ lệ giới tính nữ là 51,7%
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, năm 2020, số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu là 11.8 năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.
2. Đô thị hóa
- Từ thế kỉ XIX, quá trình công nghiệp hoá khiến số dân đô thị của châu Âu tăng nhanh, cùng với đó là sự xuất hiện các đô thị lớn.
- Ở các vùng công nghiệp lâu đời, nhiều đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.
- Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, tạo nên các đô thị vệ tinh.
- Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hoá cao, năm 2020 khoảng 75% số dân châu Âu sống ở khu vực đô thị.
3. Di cư
- Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại.
- Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác (châu Phi, Trung Đông,...) nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều, riêng năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.
- Việc di cư trong nội bộ châu Âu gia tăng do nhu cầu việc làm của người dân.