Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á Soạn Địa 7 trang 104 sách Cánh diều
Giải Địa lí 7 Bài 6 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và vận dụng bài Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á được nhanh chóng dễ dàng hơn.
Giải Địa lý 7 Bài 6 Cánh diều hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết, chính xác. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt phân môn Lịch sử Địa lí 7. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu soạn Địa lí 7 Bài 6, mời các bạn cùng theo dõi.
Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
I. Trả lời câu hỏi Mở đầu Địa lí 7 Bài 6
Châu Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại, đồng thời là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vậy châu Á có những đặc điểm gì nổi bật về dân cư và tôn giáo? Dân cư và các đô thị lớn phân bố như thế nào?
Gợi ý đáp án
Châu Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại, đồng thời là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vậy châu Á có những đặc điểm gì nổi bật về dân cư và tôn giáo? Dân cư và các đô thị lớn phân bố như thế nào?
II. Phần Nội dung bài học Địa lí 7 Bài 6
1. Dân số của Châu Á qua các năm
Trả lời câu hỏi trang 104
Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hãy nhận xét về số dân của châu Á qua các năm.
Gợi ý đáp án
Từ hình 6.1, em có nhận xét về số dân của châu Á qua các năm như sau:
- Dân số châu Á có xu hướng tăng liên tục vào giai đoạn 1990 – 2019. Trong đó:
+ Dân số đều tăng thêm 0,5 tỉ người trong mỗi giai đoạn từ 1990 – 2000 và 2000 - 2010.
+ Dân số tăng thêm 0,4 tỉ người, từ 4,2 tỉ người vào năm 2000 lên 4,6 tỉ người vào năm 2019 trong giai đoạn 2010 - 2019.
2. Đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á
Trả lời câu hỏi trang 105 SGK Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát bảng 6.1, hình 6.2, hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á.
Gợi ý đáp án
Từ bảng 6.1 và hình 6.2, ta thấy đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á là:
- Dân số Châu Á có sự khác biệt giữa các khu vực. Tuy là cơ cấu dân số trẻ nhưng giờ đây đang chuyển biến theo hướng già hóa Năm 2019, nhóm tuổi 15 - 64 tuổi chiếm tỉ trọng lớn nhất (67%), tiếp đến là nhóm tuổi 0 - 14 (chiếm 24%) và tỉ trọng thấp nhất là nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên (chiếm 9%).
- Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam. Đây là một biểu hiện của sự chênh lệch về giới tính trong suốt thời gian dài.
3. Các khu vực đông dân và thưa dân ở châu Á.
Trả lời câu hỏi 1 trang 106
Đọc thông tin và quan sát bảng 6.2, hình 6.3, hãy xác định các khu vực đông dân và thưa dân ở châu Á. Kể tên và xác định các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á.
Bảng 6.2. Mật độ dân số của thế giới, châu Á và các khu vực thuộc châu Á năm 2019
(Đơn vị: người/km²)
Khu vực | Mật độ dân số | Khu vực | Mật độ dân số |
Thế giới | 59 | Đông Nam Á | 153 |
Châu Á | 148* | Đông Á | 145 |
Các khu vực thuộc châu Á | Tây Nam Á | 57 | |
Nam Á | 300 | Trung Á | 19 |
Gợi ý đáp án
Từ bảng 6.2 và hình 6.3, ta có thể xác định các khu vực đông dân và thưa dân ở châu Á như sau:
- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là các khu vực đông dân ở châu Á.
- Trung Á và Tây Nam Á là các khu vực thưa dân ở châu Á.
- Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Mumbai, Niu Đê-li, Đăc-ca là các đô thị trên 20 triệu dân ở châu Á.
III. Phần Luyện tập, vận dụng trang 106
Luyện tập
Hãy lập bảng để thể hiện một số đô thị (tên đô thị, thuộc quốc gia) phân theo số dân của châu Á: dưới 5 triệu người, từ 5 đến dưới 10 triệu người, từ 10 đến dưới 20 triệu người.
Gợi ý đáp án
Số dân | Tên đô thị (thuộc quốc gia) |
Dưới 5 triệu người | Trường Xuân, Côn Minh (Trung Quốc), Bình Nhưỡng (Triều Tiên), Hà Nội (Việt Nam), Ca –bun (Apganixtan), Can-cut-ta (Ấn Độ), An-ca-ra (Thổ Nhĩ Kỳ),… |
Từ 5 đến 10 triệu người | Bát-đa (I-rắc), Ri-át (A-rập-xê-út), Tê-hê-ran (I-ran), A-ma-đa-bát (Ấn Độ), Y-an-gun (Mi-an-ma), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), Xơ-un (Hàn Quốc), Na-gôi-a (Nhật Bản), Cu-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành Đô, Vũ Hán, Nam Kinh, Tây An, Hàng Châu, Thẩm Dương (Trung Quốc). |
Từ 10 đến dưới 20 triệu người | La-ho, Ca-ta-si, Côn-ca-ta, Hi-đê-ra-bát, Xen-nai, Ban-ga-lo (Ấn Độ), Quảng Châu, Thẩm Quyến, Trùng Khánh, Thiên Tân (Trung Quốc), Băng Cốc (Thái Lan), I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ma-ni-la (Phi-lip-pin), Ô-xa-ca (Nhật Bản), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). |
Vận dụng
Hãy tìm hiểu về một tôn giáo ở địa phương em hoặc ở Việt Nam.
Gợi ý đáp án
Gợi ý 1
Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ I SCN tại vùng Palestin. Chúa Giêsu, người sáng lập ra Công giáo là người thuộc dân tộc Do Thái. Theo truyền thuyết, cha nuôi của Chúa Giêsu tên là Giuse, mẹ là bà Ma-ri-a, mang thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm. Chúa Giêssu sinh năm thứ nhất SCN, năm 30 tuổi Chúa Giêsu bắt đầu truyền đạo. Trong quá trình truyền giáo, Chúa Giêsu luôn bị những người Do Thái đả kích, phê phán và ghen ghét; bị nhà cầm quyền đương thời ngăn cấm và kết tội mưu phản La Mã, tử hình bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập. Chúa Giêsu mất khi 33 tuổi.
Công giáo Việt Nam có hơn 3.000 giáo xứ; tính đến đầu năm 2021 có 46 Giám mục, gần 6000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, trên 7 triệu tín đồ.
Gợi ý 2
Phật giáo ở Việt Nam:
- Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II TCN; Phái Tiểu thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II sau CN.
- Từ thế kỷ thứ X, Phật giáo phát triển nhanh chóng, được coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần.
- Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10 triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ Phật, hơn 38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo.
Gợi ý 3
Tin Lành
Kháng Cách , thường gọi là đạo Tin Lành, được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên tôn giáo này chỉ được cho phép tại một số vùng; đến năm 1920, Tin Lành được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 1927, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (hỗ trợ bởi Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp ) được chính thức thành lập.