Địa lí 11 Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 20
Địa lí 11 bài 5 Kết nối tri thức giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Soạn Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 5 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Địa lý 11 Bài 5 Kết nối tri thức là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 11 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời giúp các bạn hiểu rõ được đặc điểm, biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
Câu hỏi: Viết báo cáo về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
Bài làm
1. Khái niệm
- Có nhiều định nghĩa về tri thức, theo Becerra tri thức là “sự giải mã về một mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể, tri thức là tài sản vô giá và là nền tảng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.
- Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: “nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”.
2. Một số đặc điểm của kinh tế tri thức
- Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.
- Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.
- Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.
- Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.
- Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.
- Giáo dục đóng vai trò quan trọng.
- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.
- Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
3. Biểu hiện của kinh tế tri thức
- Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.
+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.
+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.
+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.
+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.
- Một số ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức:
+ Các nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
+ Các loại rô-bốt thông minh, như: rô-bốt phẫu thuật (trong lĩnh vực y tế); rô-bốt thu hoạch nông sản (trong lĩnh vực kinh tế); rô-bốt chăm sóc trẻ em,…
+ Các phần mềm quản lí hồ sơ học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh,… (trong lĩnh vực giáo dục).
*Ví dụ nền kinh tế tri thức
Các ví dụ trên toàn thế giới về nền kinh tế tri thức đang diễn ra trong số nhiều người khác bao gồm: Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ; kỹ thuật hàng không và ô tô ở Munich, Đức; công nghệ sinh học ở Hyderabad, Ấn Độ; điện tử và phương tiện kỹ thuật số ở Seoul, Hàn Quốc; công nghiệp hóa dầu và năng lượng ở Brazil. Nhiều thành phố và khu vực khác cố gắng tuân theo mô hình phát triển dựa trên tri thức và nâng cao cơ sở tri thức của họ bằng cách đầu tư vào các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu nhằm thu hút lao động có kỹ năng cao và nâng cao vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, bất chấp các công cụ kỹ thuật số dân chủ hóa việc tiếp cận tri thức, nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động kinh tế tri thức vẫn tập trung như mọi khi trong các lõi kinh tế truyền thống.
4. Mối quan hệ giữa nền kinh tế tri thức và người lao động?
Mối quan hệ giữa nền kinh tế tri thức và người lao động là một mối quan hệ tương tác, tương hỗ và tương phản. Nền kinh tế tri thức cung cấp cho người lao động những cơ hội, thách thức và yêu cầu mới trong công việc, trong khi người lao động là những đối tượng chủ động, sáng tạo và quyết định trong nền kinh tế tri thức. Có thể nói:
Nền kinh tế tri thức phụ thuộc vào người lao động, bởi vì:
- Người lao động là những người sử dụng tri thức để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị kinh tế cao.
- Người lao động là những người học hỏi, sáng tạo và thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Người lao động là những người góp phần vào việc tích lũy, chuyển giao và phát triển tri thức trong các tổ chức và xã hội.
Người lao động phụ thuộc vào nền kinh tế tri thức, bởi vì:
- Nền kinh tế tri thức cung cấp cho người lao động những công cụ, nguồn lực và môi trường làm việc hiện đại và tiên tiến.
- Nền kinh tế tri thức mở ra cho người lao động những cơ hội việc làm mới, đa dạng và chất lượng cao trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ số, thông minh và xanh.
- Nền kinh tế tri thức khuyến khích người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng và ý thức của mình để phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường.
Nền kinh tế tri thức và người lao động có mâu thuẫn về lợi ích, bởi vì:
- Nền kinh tế tri thức gây ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu lao động, làm giảm hoặc biến mất một số công việc truyền thống, gây áp lực về mặt tâm lý và sức khỏe cho người lao động.
- Nền kinh tế tri thức cũng phải đối mặt với những rủi ro về an ninh mạng, bảo mật thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của người lao động.
- Nền kinh tế tri thức cũng có sự cạnh tranh khốc liệt từ các nền kinh tế khác trong và ngoài nước.