Địa lí 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 61, 62, 63, 64, 65
Giải bài tập SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức trang 61, 62, 63, 64, 65 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thuộc phần Khu vực Đông Nam Á.
Giải Địa lí 11 bài 13 Kết nối tri thức giúp các em học sinh hiểu được kiến thức tình hình phát triển kinh tế, sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn.
Địa lí 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Trả lời Kiến thức mới Địa 11 Bài 13
I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
1. Mục tiêu của ASEAN
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và kiến thức đã học ở bài 9, hãy:
Câu hỏi 1: Nêu mục tiêu của ASEAN
Gợi ý đáp án
ASEAN được thành lập năm 1967 với 5 thành viên ban đầu. Đến nay, tổ chức này đã có tất cả 10 thành viên.
Mục tiêu của ASEAN là:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
- Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tới sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu hỏi 2: So sánh mục tiêu của ASEAN và EU
Gợi ý đáp án
So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
- EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
- ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
2. Cơ chế hoạt động
Nhiệm vụ 2:
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày về cơ chế hoạt động của ASEAN
Gợi ý đáp án
- Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
- Các cơ quan của ASEAN:
- Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.
- Hội đồng điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN); Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.
- Các Hội Cộng ASEAN có nhiệm vụ: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.
- Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
II. Một số hợp tác của ASEAN
Nhiệm vụ 3:
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hóa, y tế giữa các nước ASEAN.
Gợi ý đáp án
- Kinh tế
Các quốc gia cùng hợp tác nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư- xã hội để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
- Hợp tác nội khối:
- Khu vực Thương mại tự do
- Hiệp định thương mại tự do
- Cộng đồng Kinh tế
- Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:
Triển khai nhiều hình thức liên kết với nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản,..
- Văn hóa, y tế
- Xây dựng cộng đồng văn hóa- xã hội
- Các hoạt động hợp tác được thể hiện quan trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới,..
- Tổ chức hội nghị bộ trưởng giáo dục
- Các quốc gia thành lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp
- Tổ chức hoạt động thể thao khu vực như SEA games,..
Giải Luyện tập, Vận dụng Địa lý 11 Bài 13
Luyện tập
Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN
Gợi ý đáp án
- Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN, vì:
+ Từ khi gia nhập Hiệp hội ASEAN Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua: các hội nghị; các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, các dự án, chương trình phát triển,…
+ Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
Vận dụng
Tìm hiểu về Hiến chương của ASEAN
Gợi ý đáp án
- Sự ra đời:
+ Tháng 11/2007, Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) ký Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13.
+ Đến ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực
- Nội dung cơ bản: Hiến chương ASEAN gồm Lời nói đầu và 13 Chương, 55 Điều, với các nội dung: Mục đích - Nguyên tắc hoạt động; Tư cách pháp nhân; Quy chế thành viên; Cơ cấu tổ chức; Các thể chế liên quan ASEAN; Các ưu đãi miễn trừ; Ra quyết định; Giải quyết tranh chấp; Tài chính - Ngân sách; Các vấn đề hành chính - thủ tục; Biểu trưng và biểu tượng; Quan hệ đối ngoại và các điều khoản chung.
- Ý nghĩa và tác động của sự ra đời Hiến chương ASEAN:
+ Thứ nhất, thông qua Hiến chương ASEAN, tất cả nguyên tắc, luật lệ và hành xử của ASEAN từ trước đến nay đã được cập nhật và pháp điển hóa một cách có hệ thống trong một văn kiện pháp lý. Hiến chương hệ thống hoá rất nhiều các hiệp định, tuyên bố trước đây, khẳng định thêm nguyên tắc lâu dài về cộng đồng, hợp tác, tham vấn và đồng thuận các mục đích cụ thể của ba Cộng đồng ASEAN đã được xác định. Hiến chương khẳng định sẽ tiến hành mối quan hệ đối ngoại và cách thức hợp tác với Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế.
+ Thứ hai, Hiến chương đánh dấu một bước tiến mới về khuôn khổ thể chế và bộ máy hoạt động của ASEAN theo hướng rõ ràng hơn và khoa học hơn. Trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Một phần lớn của Hiến chương được dành cho cụ thể hoá việc tiến hành các hoạt động của ASEAN, xác định mục tiêu và các nguyên tắc của ASEAN và mối quan hệ giữa các thành viên. Hiến chương cụ thể hoá các vấn đề thành viên, vạch ra chức năng và trách nhiệm của các cơ quan ASEAN khác nhau. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Tổng Thư ký và Ban Thư ký ASEAN. Khuôn khổ thể chế đầy đủ và chặt chẽ hơn với quy chế phân công, phân nhiệm rõ ràng nêu trong Hiến chương ASEAN sẽ góp phần tăng cường hiệu quả và hiệu lực của các chương trình hợp tác trong ASEAN trong thời gian tới.
+ Thứ ba, Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan và là bước chuyển giai đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN. Hiến chương ASEAN sẽ làm cho tổ chức ASEAN có tư cách pháp nhân và đưa đến những thay đổi lớn về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của ASEAN
+ Cuối cùng, việc xây dựng và ký kết Hiến chương thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN, nhất là của các vị Lãnh đạo về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn và vững mạnh hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như từng nước thành viên.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Trắc nghiệm Địa lí 11 Cấu trúc mới (Học kì 1)
100+ -
Địa lí 11 Bài 10: Thực hành Viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức
10.000+ -
Địa lí 11 Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
5.000+ -
Địa lí 11 Bài 3: Thực hành Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
100+ -
Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
1.000+ -
Viết bài giới thiệu về một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Cộng hòa Nam Phi
100+ -
Địa lí 11 Bài 31: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
100+ -
Địa lí 11 Bài 30: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi
100+ -
Địa lí 11 Bài 29: Thực hành Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a
100+ -
Địa lí 11 Bài 28: Thực hành Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc
100+