Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh phúc Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Eballsviet.com xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh phúc.
Đề thi có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn tham khảo và làm quen với cấu trúc của bài thi. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo đề thi thử môn Địa lý nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý
Câu 1: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước:
A. công nghiệp mới. B. chậm phát triển. C. phát triển. D. đang phát triển.
Câu 2: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự bùng nổ công nghệ cao với bốn trụ cột công nghệ chính là:
A. sinh học, vật liệu, năng lượng và thông tin. B. hóa học, thông tin, vật liệu, năng lượng.
C. sinh học, vật liệu, nguyên tử, thông tin. D. vật liệu, năng lượng, thông tin, điện tử.
Câu 3: Sự tương phản rõ rệt nhất giữ nhóm nước phát triển và nhóm đang phát triển trên Thế giới thể hiện ở
A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội. B. GDP bình quân đầu người/ năm.
C. sự phân hóa giàu nghèo. D. mức gia tăng dân số.
Câu 4: Cho bảng số liệu:
Sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm (%)
Khu vực kinh tế | 1965 | 1980 | 1998 |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 10 | 7 | 5 |
Công nghiệp – xây dựng | 40 | 37 | 34 |
Dịch vụ | 50 | 56 | 61 |
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tỷ trọng các khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP Thế giới qua các năm:
A. cột nhóm . B. cột đơn. C. đường. D. tròn.
Câu 5: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng:
A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. vịnh Thái Lan. D. vịnh Bắc Bộ.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:
Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên Thế giới năm 2003
(Đơn vị: nghìn thùng/ngày)
STT | Khu vực | Lượng dầu thô khai thác | Lượng dầu thô tiêu dùng |
1 | Đông Á | 3414,8 | 14520,5 |
2 | Tây Nam Á | 21356,6 | 6117,2 |
3 | Trung Á | 1172,8 | 503 |
4 | Đông Nam Á | 2584,4 | 3749,7 |
5 | Nam Á | 666,0 | 2508,5 |
6 | Bắc Âu | 5322,1 | 3069,6 |
7 | Đông Âu | 8413,2 | 4573,9 |
8 | Bắc Mỹ | 7986,4 | 22226,8 |
Lượng dầu thô khai thác với lượng dầu thô tiêu dùng có sự chênh lệch lớn ở khu vực:
A. Tây Nam Á, Đông Á. B. Tây Nam Á, Bắc Mỹ.
C. Tây Nam Á, Trung Á. D. Tây Nam Á, Tây Âu.
Câu 7: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục là:
A. châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. B. châu Á, châu Âu và châu Phi.
C. châu Âu, châu Mỹ và châu Á. D. . châu Á, châu Âu và châu Úc.
Câu 8: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:
A. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên.
B. lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh.
C. hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo.
D. lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 9: Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
A. rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
B. toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế tăng nhanh.
C. xuất hiện ngành mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
D. tăng sức sản xuất, nâng cao mức sống, hình thành nền kinh tế tri thức.
Câu 10: Đặc điểm khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt nhất được thể hiện ở:
A. trên cả khu vực từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. B. khu vực từ Quy Nhơn trở vào.
C. chỉ có ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. chỉ có ở Nam Bộ.
Câu 11: Nguồn tài nguyên vừa mang lại niềm hạnh phúc vừa mang lại đau thương cho dân cư Tây Nam Á là:
A. than đá, kim cương và vàng. B. dầu mỏ, khí đốt và nguồn nước ngọt.
C. uran, boxit và thiếc. D. đồng, photphat và năng lượng Mặt Trời.
Câu 12: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:
A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. tăng giảm không theo quy luật. D. không có sự thay đổi trên phạm vi cả nước.
Câu 13: Nhận định không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng là:
A. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
B. phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản và giao thông vận tải biển.
C. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.
D. là nơi lý tưởng để xây dựng các cảng biển, mở rộng mối quan hệ giao thương với nước ngoài.
Câu 14: Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là:
A. rừng gió mùa thường xanh. B. rừng gió mùa nửa rụng lá.
C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. rừng thứ sinh các loại.
Câu 15: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, biện pháp không thích hợp là:
A. phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh định cư cho người dân tộc.
B. làm ruộng bậc thang.
C. xây dựng nhiều nhà máy thủy điện với hồ chứa nước lớn.
D. bảo vệ rừng đầu nguồn.
Câu 16: Chiếm 50% dân số và 95% lượng gia tăng dân số hàng năm trên toàn Thế giới là của nhóm nước:
A. các nước công nghiệp mới. B. chậm phát triển.
C. đang phát triển. D. phát triển.
Câu 17: Trong các nước ở Trung Á, nước ít chịu ảnh hưởng của đạo Hồi là:
A. Curoguxtan. B. Cadacxtan. C. Tatgikixtan. D. Mông Cổ.
Câu 18: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là:
A. sông Đà và sông Mã. B. sông Đà và sông Lô.
C. sông Hồng và sông Chảy. D. sông Hồng và sông Đà.
Câu 19: Số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tính đến tháng 1/2007 là:
A. 150 thành viên. B. 145 thành viên. C. 157 thành viên. D. 160 thành viên.
Câu 20: Đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt là do:
A. đồi núi ở cách xa biển. B. đồi núi ăn ra sát biển.
C. bờ biển bị mài mòn mạnh mẽ. D. nhiều sông.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.