Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật sở GD&ĐT Đắk Nông 24 Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDKT&PL 2025 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Sở GD&ĐT Đắk Nông gồm 24 mã đề có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.

TOP 24 Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Đắk Nông là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi thử môn GDKT&PL Bến Tre, đề thi thử môn GDKT&PL Nghệ An, đề thi thử môn GDKT&PL Quảng Ninh.

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Sở GD&ĐT Đắk Nông

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Kinh tế và Pháp luật Đắk Nông

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đắk Nông

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật

(Đề thi có: 04 trang)

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Chủ thể nào dưới đây đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường?

A. Chủ thể tiêu dùng
B. Chủ thể trung gian.
C. Chủ thể nhà nước.
D. Chủ thể sản xuất.

Câu 2. Đối với mỗi quốc gia, yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?

A. Chuyển dịch vùng sản xuất.
B. Tổng thu nhập quốc dân.
C. Tiến bộ xã hội.
D. Tổng sản phẩm quốc nội.

Câu 3. Những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm được gọi là mục tiêu tài chính

A. trung hạn
B. dài hạn.
C. ngắn hạn.
D. vô hạn.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

A. Nam nữ bình đẳng về tiền công, tiền thưởng.
B. Nam nữ bình đẳng khi tiếp cận điều kiện lao động.
C. Nam nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội.
D. Nam nữ bình đẳng trong tiếp cận vốn vay xã hội.

Câu 5. Hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là chính sách nào dưới đây của hệ thống an sinh xã hội?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách bảo hiểm.
C. Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
D. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là vai trò của sản xuất kinh doanh?

A. Làm ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
B. Hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu.
C. Tạo điều kiện phát huy hết những tiềm năng của nền kinh tế quốc dân.
D. Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong quá trình sản xuất.

Câu 7. Chính sách bảo hiểm xã hội bảo vệ quyền lợi của

A. trẻ em mồ côi trong trường hợp thiếu thốn tài chính.
B. người nghèo trong trường hợp mất việc làm.
C. người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản và tai nạn lao động.
D. người cao tuổi trong trường hợp không có nguồn sống.

Câu 8. Trong nền kinh tế thị trường, chủ thể sản xuất dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới giảm sẽ tác động tới cung hàng hóa như thế nào?

A. Cung giảm xuống.
B. Cung không đổi.
C. Cung bằng cầu.
D. Cung tăng lên.

Câu 9. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.

Câu 10. Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là

A. mất việc.
B. thất nghiệp.
C. lạm phát.
D. thị trường.

Câu 11. Nhận định nào sau đây sai khi nói về vai trò của Nhà nước trong kiềm chế và kiểm soát thất nghiệp?

A. Tạo việc làm, phát triển hệ thống dạy nghề.
B. Phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm.
C. Yêu cầu người lao động tăng cường tự tìm kiếm việc làm cho bản thân.
D. Ban hành các chính sách thu hút, đầu tư, mở rộng sản xuất.

Câu 12. Khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần dựa vào lợi thế nội tại nào sau đây?

A. Sự hiểu biết.
B. Nguồn cung ứng.
C. Sự cạnh tranh.
D. Vị trí triển khai.

Câu 13. Chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Định đoạt tài sản.
B. Chiếm hữu tài sản.
C. Thừa kế tài sản.
D. Sử dụng tài sản.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã hội?

A. Hỗ trợ giải quyết những khó khăn của cộng đồng.
B. Giúp ổn định cuộc sống cộng đồng.
C. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
D. Góp phần bảo vệ môi trường sống.

..............

Nội dung đề thi vẫn còn, mời các bạn xem đầy đủ trong file tải về

Đáp án đề thi thử THPT 2025 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Đắk Nông

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm