Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật sở GD&ĐT Lai Châu 2 Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDKT&PL 2025 (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Sở GD&ĐT Lai Châu - Lần 2 gồm 2 mã đề có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
TOP 2 Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Lai Châu là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi thử môn GDKT&PL Bến Tre, đề thi thử môn GDKT&PL Nghệ An, đề thi thử môn GDKT&PL Quảng Ninh.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Sở GD&ĐT Lai Châu
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Kinh tế và Pháp luật Lai Châu
UBND TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẦN 2
|
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I (6,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội là hoạt động
A. sản xuất.
B. phân phối
C. trao đổi.
D. tiêu dùng.
Câu 2: Một trong những vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh là góp phần
A. thúc đẩy khủng hoảng.
B. tàn phá môi trường.
C. giải quyết việc làm.
D. duy trì thất nghiệp.
Câu 3: Hình thức thực hiện pháp luật nào quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4: Trong lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp 2013 khẳng định phát triển giáo dục là
A. quốc sách hàng đầu.
B. nhiệm vụ quan trọng.
C. chính sách ưu tiên.
D. nhiệm vụ thứ yếu.
Câu 5: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hóa hóa tăng lên từ đó thúc đẩy cung về hàng hóa
A. giảm xuống.
B. tăng lên.
C. giữ nguyên.
D. không đổi.
Câu 6: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là hoạt động
A. lao động.
B. cạnh tranh.
C. thất nghiệp.
D. cung cầu.
Câu 7: Người sản xuất kinh doanh không ngừng học tập nâng cao kiến thức về lĩnh vực mình kinh doanh là góp phần hoàn thiện năng lực nào dưới đây?
A. Năng lực chuyên môn.
B. Năng lực thực hành.
C. Năng lực giao tiếp.
D. Năng lực sáng tạo.
Câu 8: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước tham gia hoạt động xã hội trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan quản lý nhà nước là bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Văn hoá.
B. Lao động.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã là thực hiện quyền
A. giám sát việc giải quyết khiếu nại.
B. đóng góp ý kiến nơi công cộng.
C. được cung cấp thông tin nội bộ.
D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của phát triển kinh tế bền vững của nước ta?
A. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển.
B. Phát triển kinh tế góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước.
C. Phát triển kinh tế nhanh sẽ kéo theo việc tàn phá tài nguyên gia tăng.
D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục.
Câu 11: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm những loại hình nào dưới đây?
A. Bắt buộc và vận động.
B. Tự nguyện và cưỡng chế.
C. Vận động và tự nguyện.
D. Tự nguyện và bắt buộc.
Câu 12: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là
A. kế hoạch sản xuất.
B. kế hoạch tài chính.
C. chiến lược đàm phán.
D. chiến lược kinh doanh.
Câu 13: Những khoản bắt buộc phải chi tiêu hàng tháng để phục vụ các thành viên trong gia đình được gọi là khoản chi tiêu
A. không thiết yếu.
B. đặc biệt.
C. thiết yếu.
D. quá xa xỉ.
Câu 14: Quyền quyết định đối với tài sản như bán, tặng, cho được gọi là quyền nào dưới đây?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 15: Việc làm nào sau đây phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
B. Khai thác cạn kiệt khoáng sản.
C. Tăng cường nhập khẩu phế liệu.
D. Chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 16: Quy định các nước thành viên WTO phải cam kết xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc minh bạch.
B. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
C. Nguyên tắc ưu đãi cho các nước đang phát triển.
D. Nguyên tắc mở cửa thị trường.
Đọc thông tin để trả lời câu hỏi 17, 18 dưới đây
Bão số 3 (Yagi) năm 2024 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì vậy Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành có liên quan đề ra các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, đặc biệt thực hiện nhanh, hiệu quả các chính sách hỗ trợ khẩn cấp hiện hành đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng, di dời nhà ở,… theo phương châm "xác định thiệt hại đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó". Các vấn đề xã hội, nhất là y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị, lao động việc làm, cần đặc biệt quan tâm, ưu tiên nguồn lực và triển khai nhanh sau bão, lũ để ổn định đời sống người dân.
(Theo Wb: https://baotintuc.vn/thoi-su/ban-hanh-nghi-quyet-ve-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-day-manh-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh)
Câu 17: Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành có liên quan đề ra các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 là thực hiện chính sách cơ bản nào dưới đây trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta?
A. Chính sách về bảo hiểm.
B. Chính sách trợ giúp xã hội.
C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 18: Khắc phục những rủi ro của cơn bão số 3, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành có liên quan đề ra nhiệm vụ giải pháp trọng tâm nào dưới đây?
A. Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.
B. Xóa nhà tạm, nhà dột nát.
C. Giải quyết việc làm.
D. Giải quyết chính sách bảo hiểm.
..............
Nội dung đề thi vẫn còn, mời các bạn xem đầy đủ trong file tải về
Đáp án đề thi thử THPT 2025 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Lai Châu
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
