Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật sở GD&ĐT Đắk Lắk 48 Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDKT&PL 2025 (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Sở GD&ĐT Đắk Lắk gồm 48 mã đề có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
TOP 48 Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Đắk Lắk là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật sở GD&ĐT Quảng Ninh.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Sở GD&ĐT Đắk Lắk
Đề thi thử sở Đắk Lắk môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) |
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chị B mắc bệnh phải nằm viện điều trị. Chị được tư vấn viên cùng đại diện công ty bảo hiểm Z hỗ trợ hoàn tất các thủ tục để nhận quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe với số tiền gần 100 triệu đồng như đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Trong thông tin trên, chị B đã tham gia loại hình bảo hiểm nào sau đây để bảo vệ bản thân và gia đình khi gặp rủi ro?
A. Bảo hiểm thương mại.
B. Bảo hiểm thất nghiệp.
C. Bảo hiểm xã hội.
D. Bảo hiểm y tế.
Câu 2. Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập
A. song phương.
B. đa phương.
C. khu vực.
D. toàn cầu.
Câu 3. Hành vi không xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu cho người mua của một số cửa hàng kinh doanh xăng, dầu là hành vi
A. trốn thuế.
B. chưa khai báo thuế
C. gian lận thuế.
D. chậm nộp thuế.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai về phát triển kinh tế?
A. Phát triển kinh tế là có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến mọi mặt về kinh tế - xã hội của một quốc gia.
C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của một quốc gia trong thời kì nhất định.
D. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây không thể hiện vai trò tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?
A. Biểu quyết mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa của khu dân cư.
B. Phát tán thông tin sai lệch về quy hoạch phát triển kinh tế của nhà nước.
C. Gửi đơn kiến nghị đến đại biểu Quốc hội về bảo vệ quyền trẻ em.
D. Giám sát việc thực hiện các chính sách cho người nghèo.
Câu 6. Trong nền kinh tế thị trường, nếu giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền công, giá nguyên vật liệu, tiền thuê đất,... tăng giá thì sẽ tác động như thế nào đến cung hàng hóa?
A. Cung bằng cầu.
B. Cung tăng lên.
C. Cung giảm xuống.
D. Cung không đổi.
Câu 7. Với mong muốn có thu nhập phụ giúp mẹ tiền mua sách vở vào năm học mới, trong 2 tháng hè em đã đi làm thêm. Căn cứ vào thời gian thực hiện, việc làm này của em là thực hiện mục tiêu tài chính nào dưới đây?
A. Trung hạn.
B. Có thời hạn.
C. Ngắn hạn.
D. Dài hạn.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là chỉ tiêu về tiến bộ xã hội?
A. Chỉ số đói nghèo.
B. Chỉ số phát triển con người (HDI).
C. Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
D. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Câu 9. Anh H sau khi tốt nghiệp đại học ngành nông lâm, để phụ giúp gia đình anh H đã đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Ba năm sau về nước, anh đã đăng ký học thêm văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ. Anh H đã được thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Học bất cứ ngành, nghề nào
D. Học không hạn chế.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.
B. Bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.
C. Hợp tác thiện chí với các quốc gia khác.
D. Giải quyết tranh chấp bằng sử dụng vũ lực.
Câu 11. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Cảnh cáo, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
B. Phạt cải tạo không giam giữ đến 5 năm hoặc phạt tù 2 tháng đến 3 năm.
C. Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
D. Phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù 12 tháng đến 5 năm.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng trách nhiệm của công dân về hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Công ty Y thay đổi mẫu mã ghế gỗ khác với mô tả sản phẩm trong hợp đồng với đối tác nước ngoài.
B. Doanh nghiệp thủy sản X tuân thủ đúng quy định về dán nhãn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc và các giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu hàng hoá vào EU.
C. Ông K tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của mình để khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
D. Ông H giao sai số lượng hàng hóa so với thỏa thuận trong hợp đồng đã kí kết với đối tác nước ngoài.
Câu 13. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Pháp luật quốc tế.
B. Pháp luật quốc gi
C. Quan hệ quốc tế.
D. Công ước quốc tế.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?
A. Mục tiêu mục tiêu kinh doanh.
B. Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
C. Xác định định hướng kinh doanh.
D. Thông tin chi tiết về cá nhân hoặc nhóm lập kế hoạch.
Câu 15. Việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình được gọi là
A. kế hoạch tài chính cá nhân.
B. kế hoạch tài chính gia đình.
C. kiểm soát thu, chi trong gia đình.
D. quản lí thu, chi trong gia đình.
Câu 16. Quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản là nội dung quyền nào sau đây?
A. Chiếm hữu tài sản.
B. Quản lí tài sản.
C. Định đoạt tài sản.
D. Sử dụng tài sản.
..............
Nội dung đề thi vẫn còn, mời các bạn xem đầy đủ trong file tải về
Đáp án đề thi thử Đắk Lắk môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
