Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Giáo dục công dân trường PTLC II - III Trấn Yên 2, Yên Bái Đề minh họa thi thử môn GDCD THPT Quốc gia 2018
Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Giáo dục công dân trường PTLC II - III Trấn Yên 2, Yên Bái được Eballsviet.com tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.
Đề minh họa thi thử môn Giáo dục công dânTHPT Quốc gia 2018
SỞ GD & ĐT YÊN BÁI TRƯỜNG PTLC II – III TRẤN YÊN 2 Mã đề: 001 | KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề. |
Đề bài
Câu 1. Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 2. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3. Bồi thường thiệt hại vè mặt vật chất khi có hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng cho người có hành vi
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hình sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 4. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Trách nhiệm của xã hội.
B. Trách nhiệm của nhà nước.
C. Nghĩa vụ của tổ chức.
D. Nghĩa vụ của công dân.
Câu 5. So với lao động nam, lao động nữ có quyền ưu đãi riêng trong
A. Tiếp cận việc làm.
B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Đóng bảo hiểm xã hội.
D. Hưởng chế độ thai sản.
Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng.
A. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
B. Không ai bị khởi tố, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
C. Không ai bị truy tố, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D. Không ai bị xét xử, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Câu 7. Hành vi đặt điều xấu, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền bí mật cá nhân.
B. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền dân chủ.
Câu 8. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình thông qua việc
A. Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng.
B. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
C. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
D. Viết bài đăng báo quảng bá cho du lịch địa phương.
Câu 9. Các quy định pháp luật về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo là nội dung của pháp luật về lĩnh vực
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Xã hội. D. Văn hóa
Câu 10. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là
A. Phát triển kinh tế.
B. Thúc đẩy kinh tế.
C. Thay đổi kinh tế.
D. Ổn định kinh tế
Câu 11. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa
B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa
Câu 12. Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước với doanh nghiệp.
B. Người sản xuất với người tiêu dùng
C. Người kinh doanh với Nhà nước.
D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Câu 13. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động.
A. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc.
B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam.
D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn.
...........................
Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn GDCD
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 21 | A |
2 | C | 22 | C |
3 | B | 23 | A |
4 | A | 24 | C |
5 | D | 25 | A |
6 | A | 26 | C |
7 | A | 27 | D |
8 | D | 28 | D |
9 | B | 29 | A |
10 | A | 30 | A |
11 | C | 31 | A |
12 | C | 32 | B |
13 | A | 33 | D |
14 | A | 34 | D |
15 | D | 35 | D |
16 | A | 36 | A |
17 | C | 37 | D |
18 | A | 38 | B |
19 | D | 39 | B |
20 | B | 40 | B |