Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân Đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Văn có đáp án
Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THCS&THPT Hồng Vân (Có đáp án) được Eballsviet.com tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Eballsviet.com để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018
SỞ GD & ĐT T.T.HUẾ TRƯỜNG THCS & THPT HỒNG VÂN | ĐỂ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 - 2018 MÔN : NGỮ VĂN 12 THPT – BAN CƠ BẢN Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề |
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức, kĩ năng.
- Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT.
=> Năng lực hướng tới
- Năng đọc hiểu.
- Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập đoạn văn bản và văn bản nghị luận văn học.
- Năng lực phân tích và đề xuất cách giải quyết những tình huống cụ thể được đặt ra trong tác phẩm và trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm.
- Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một bài văn nghị luận văn học.
- Năng lực trình bày, cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân.
B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||
- Xác định dạng đề | - Chỉ ra những phong cách ngôn ngữ và thao tác lập luận, nội dung của vấn đề nghị luận | - Lập dàn ý. - Chọn ý để triển khai thành đoạn văn NLXH và bài văn NLVH hoàn chỉnh. - Viết đoạn văn và bài văn đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức và bố cục. | - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo tác phẩm. |
-Xác định được vấn đề nghị luận (Nội dung, nghệ thuật, hình tượng...) | |||
- Xác định phạm vi kiến thức cần sử dụng. | - Lựa chọn các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cho bài viết. - Kết hợp các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cho bài viết. | ||
- Xác định được các thao tác lập luận cần sử dụng để tạo lập văn bản. | |||
Câu hỏi định tính, định lượng: - Câu hỏi đọc hiểu tác phẩm đòi hỏi trả lời ngắn. - Câu hỏi phân tích nhân vật đòi hỏi trả lời dài. | Bài tập thực hành: Bài viết nghị luận liên quan đến một nhân vật, một vấn đề trong 2 tác phẩm thơ và văn xuôi Việt Nam cận và hiện đại (Ngữ văn 11-12) - Bài bắt buộc theo những định hướng cho trước. |
C. Xây dựng đề kiểm tra
1.Ma trận đề kiểm tra
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
1. Đọc hiểu | - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ thao tác lập luận. | - Hiểu được ý nghĩa hình ảnh được tái hiện trong ngữ liệu câu hỏi. | - Bài viết có nội dung sáng tạo... | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 4 3,0 30% | 4 3,0 30% | |||
2. Làm văn | .- Hiểu cách lập dàn ý cho đề bài. - Biết hình thành các luận điểm cho bài viết | - Lập dàn ý cho đề bài. - Hình thành các luận điểm cho bài viết - Cảm nhận về hình tượng nhân vật văn học - Tạo lập một đoạn văn bản nghị luận xã hội đúng về nội dung , hình thức và một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh. | - Hoàn thành bài viết: chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo… | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 2 7.0 70% | 2 7.0 70% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 4 3,0 30% | 2 7.0 70% | 6 10 100% |
2. Đề kiểm tra
SỞ GD & ĐT T.T.HUẾ TRƯỜNG THCS & THPT HỒNG VÂN | ĐỂ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 - 2018 MÔN : NGỮ VĂN 12 THPT – BAN CƠ BẢN Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng : “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn : “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi : “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá : 9.999 đô la.” Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không ?...
Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực !
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. (1,0 điểm) Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì ?
Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không ? Tại sao ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo hi sinh vì chồng con. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở hai nhân vật này.
---------------------- Hết ---------------------
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
Mới nhất trong tuần
-
Tuyển tập 30 đề nghị luận Văn học dạng so sánh
50.000+ -
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
10.000+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2018 trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 1 (Có đáp án)
10.000+ -
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2024
50.000+ -
40 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 (Có đáp án)
100.000+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
50.000+ -
Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Ngữ văn (Có đáp án)
100.000+ -
Kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ Văn đạt điểm tối đa
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và cháo cám trong Vợ nhặt
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Liên hệ hình tượng nhân vật Tràng và nhân vật Chí Phèo
10.000+