Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 10 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) Đề thi học kì
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI | ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 |
ĐỀ THI:
Câu 1 (3 điểm)
Trình bày ngắn gọn biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Từ đó, hãy nêu giá trị nhân đạo trong hai câu cuối tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.
Câu 2 (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1:
- Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam
+ Lòng thương người, cảm thông với số phận bất hạnh của con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Khẳng định đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc…
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
- Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo qua hai câu cuối bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du
+ Tự thương mình là nét mới mang tinh thần nhân bản.
Câu 2:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại một số lượng sáng tác lớn. Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người.
+ “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” trong “Quốc âm thi tập”. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày hè giản dị, dân dã tràn đầy sức sống, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
+ Tâm hồn yêu thiên nhiên nồng nàn tha thiết:
+ Tâm thế an nhiên tự tại ngắm cảnh trong câu thơ đầu tiên.
+ Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, tràn đầy sức sống: hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp, thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. Nhà thơ căng mở mọi giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác) để đón nhận vẻ đẹp của cảnh vật ngày hè.
- Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Nhà thơ đã khắc họa bức tranh cuộc sống thanh bình: nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”, chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn.
+ Qua đó ta thấy được lòng yêu đời của Nguyễn Trãi. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản đang lan tỏa trong tâm hồn thi nhân. Âm thanh lao xao của chợ cá dội lên từ phía làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh cuộc sống thanh bình? Tiếng cầm ve hay chính là khúc nhạc lòng của nhà thơ được tấu lên?
- Tấm lòng ái ưu với dân với nước:
+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi bộc lộ chí hướng cao cả: khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
+ Đây là tư tưởng tích cực tiến bộ của Nguyễn Trãi và lí tưởng “dân giàu đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…
- Câu thơ lục ngôn, cô đọng hàm súc trong bài thất ngôn bát cú Đường luật.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết