Đề kiểm tra sát hạch chuyên đề lần 1 trường THPT Lê Xoay môn Sinh học lớp 10 Năm học 2010 - 2011
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY | KIỂM TRA SÁT HẠCH CHUYÊN ĐỀ LẦN I |
Câu 1: Khi thuỷ phân đường lactôzơ thu được kết quả nào sau đây?
A. Thu được 2 phân tử glucôzơ.
B. Thu được 1 phân tử ribôzơ và 1 phân tử đêôxiribôzơ.
C. Thu được 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử fructôzơ.
D. Thu được 1 phân tử glucôzơ và 1 galactôzơ.
Câu 2: Cấu trúc nào trên màng tế bào giúp tế bào thu nhận được thông tin từ bên ngoài, hoặc giúp các tế bào liên kết được với nhau?
A. Các phân tử Glicôprôtêin. B. Các phân tử prôtêin xuyên màng.
C. Các phân tử Colestêrôn. D. Các phân tử phôtpholipit.
Câu 3: Một gen có %A-%G = 30% và trên mạch 2 của gen có A2 = 450 nu, T2 = 550 nuclêôtit. Gen nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Xác định số liên kết hidro bị phá vỡ ?
A. 2800 B. 2100
C. 2750 D. 3300
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tế bào vi khuẩn?
A. Có kích thước hiển vi, sinh trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường.
B. Có ADN ngoài nhân là ADN-plasmit.
C. Không có màng nhân bao bọc, có ADN nhân mạch vòng thường không liên kết với prôtêin histon.
D. Có ADN mạch thẳng liên kết với prôtêin histon, ADN ngoài nhân nằm trong ti thể và lục lạp.
Câu 5: Một đoạn phân tử ADN có chiều dài 4080A0 và có %A=%G=30%, %T=%X=20%. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Phân tử ADN này có cấu trúc 1 mạch (ADN của virut).
B. Đoạn phân tử ADN này có A=G=720, T=X=480.
C. Đoạn phân tử ADN này có dạng mạch vòng và có A=G=720, T=X=480.
D. Đoạn phân tử ADN này có A=T=360, G=X=240.
Câu 6: Bào quan nào sau đây có cả ở tế bào thực vật và tế bào động vật?
A. Ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, ribôxôm.
B. Ti thể, lục lạp, lizôxôm, không bào.
C. Ti thể, lưới nội chất có hạt, lizôxôm, trung thể.
D. Lục lạp, không bào, thể Gôngi, lưới nội chất trơn, ribôxôm.
Câu 7: Thể tích tế bào thực vật thay đổi như thế nào khi đưa tế bào biểu bì lá non vào dung dịch nước đường saccarozơ 10%?
A. Giảm xuống đột ngột sau đó lại tăng. B. Tăng lên.
C. Tăng lên đột ngột sau đó giảm dần. D. Giảm xuống.
Câu 8: Đưa một lát tế bào biểu bì thài lài tía lên phiến kính trên đó đã nhỏ sẵn giọt nước cất, đặt lá kính lên mẫu vật, dùng giấy thấm hút nước dư phía ngoài và đưa phiến kính lên quan sát trên kính hiển vi. Kết quả thu được nào sau đây đúng?
A. Tế bào xảy ra co nguyên sinh.
B. Khí khổng lúc này đóng lại.
C. Kích thước tế bào nhỏ dần do tế bào bị mất nước.
D. Khí khổng lúc này mở ra.
Câu 9: Bào quan nào sau đây có cấu trúc màng kép?
A. Ti thể, lục lạp, nhân. B. Ti thể, lục lạp.
C. Lizôxôm, không bào, thể gôngi. D. Ribôxôm, nhân con, lưới nội chất.
Câu 10: Tốc độ khuếch tán của các chất ra và vào tế bào không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Bản chất màng tế bào.
B. Sự chênh lệch nồng độ chất tan ở 2 phía của màng.
C. Kích thước phân tử chất tan.
D. Bản chất của chất tan.
Câu 11: Số lượng ti thể và lục lạp trong tế bào tăng lên là do:
A. lưới nội chất, bộ máy Gôngi sát nhập lại với nhau.
B. sinh tổng hợp mới và phân chia.
C. các không bào nhỏ hoà nhập lại với nhau.
D. không bào tách ra hình thành các bào quan mới.
Câu 12: Hình thức vận chuyển nào sau đây không tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Khuếch tán trực tiếp. B. Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.
C. Vận chuyển Na+, K+ qua màng. D. Thẩm thấu.
Câu 13: Lưới nội chất phát triển mạnh nhất ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào thần kinh B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào hồng cầu
Câu 14: ATP không có chức năng nào sau đây?
A. Sinh công cơ học, phân chia tế bào.
B. Sinh nhiệt, duy trì hoạt động sống của tế bào.
C. Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Vận chuyển chủ động các chất qua màng.
Câu 15: Câu nào sau đây đúng?
A. Môi trường đẳng trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
B. Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2, O2...có thể khuếch tán dễ dàng qua màng sinh chất.
C. Môi trường nhược trương có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
D. Các chất như glucôzơ, axit amin, ion Na+, K+ vận chuyển vào trong tế bào chủ yếu theo phương thức thụ động.
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng với ATP trong tế bào?
A. ATP có 2 liên kết phôtphat cao năng.
B. ATP được sử dụng trong các hoạt động sống cần năng lượng của tế bào.
C. ATP có thể được tổng hợp ở ti thể hoặc lục lạp.
D. ATP được tổng hợp thường xuyên và dự trữ trong tế bào chất của tế bào.
Câu 17: Các nuclêôtit cấu trúc nên ADN và ARN khác nhau ở:
A. phân tử đường pentôzơ và bazơnitơ.
B. bazơnitơ A,T,G,X và bazơnitơ A, U, G, X.
C. phân tử đường ribôzơ và đường đêôxiribôzơ.
D. phân tử đường hexôzơ và gốc phôtphat.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về Giới Nấm?
A. Sống dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
B. Sống tự dưỡng.
C. Gồm sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, thành tế bào chứa kitin.
D. Giới Nấm có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử.
Câu 19: Gen A có L = 4080A0, trên mạch 1 của gen có %A1-%X1=18%. Phân tử mARN tổng hợp từ gen đó có %A-%X=12%. Tổng số liên kết hidro của gen là:
A. 3300 B. 2820 C. 2800 D. 3600
Câu 20: Màng sinh chất không có chức năng nào sau đây?
A. Quy định hình dạng của tế bào.
B. Chứa các thụ thể thu nhận thông tin từ bên ngoài.
C. Bao bọc, bảo vệ các cấu trúc bên trong tế bào.
D. Vận chuyển chọn lọc các chất.
Câu 21: Gen A có %G=15%. Trên mạch 2 của gen có A2 = 120 nucleotit, T2 = 230 nuclêôtit. Khi gen này nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số liên kết hidro bị phá vỡ là:
A. 23085 B. 35650 C. 33120 D. 83205
Câu 22: Phân tử nào sau đây có thể xảy ra phản ứng thuỷ phân?
A. glixerôn B. nuclêôtit C. saccarôzơ D. glucôzơ
Câu 23: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân sơ có dạng vòng chứa 24.105 cặp nucleotit. Xác định số liên kết phôtphođieste của phân tử ADN này?
A. 2(24.105-1) B. 48.105 C. 24.105-2 D. 2(24.105-2)
Câu 24: Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong cấu trúc phân tử nào sau đây?
A. mARN B. tARN C. rARN D. ADN
Câu 25: Bào quan nào trong tế bào thực hiện chức năng phân huỷ tế bào già, các bào quan hư hỏng?
A. Bộ máy Gôngi. B. Lizôxôm. C. Không bào. D. Lưới nội chất.
Câu 26: Phân tử ADN bền vững hơn phân tử mARN. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Do ADN nằm trong nhân, còn mARN nằm chủ yếu trong tế bào chất nên chịu tác động của enzim phân hủy.
B. Do ADN liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn.
C. ADN chứa nhiều đơn phân hơn mARN.
D. Do ADN có 2 mạch còn mARN chỉ có 1 mạch.
Câu 27: Đặc điểm nào của phân tử ADN giúp enzim sửa chữa có thể nhận biết và sửa chữa các sai sót?
A. ADN có cấu trúc 2 mạch, các nuclêotit trên 2 mạch liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
B. ADN có cấu trúc không gian ổn định, thuận lợi cho enzim sửa chữa có thể xúc tác được.
C. ADN có tính đặc trưng về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
D. ADN được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân là A, T, G, X.
Câu 28: Tế bào nào sau đây trong cơ thể người có khả năng thực bào?
A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào thần kinh. C. Tế bào tuỷ xương. D. Tế bào máu.
Câu 29: Gen A có %A=20%. Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen A có %Um=15%, %Gm=25%, Xm=490 nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit từng loại trên mạch gốc của gen? Biết mạch 1 là mạch gốc của gen.
A. A1=210, T1=350, G1=490, X1=350 B. A1=210, T1=350, G1=400, X1=490
C. A1=210, T1=350, G1=350, X1=490 D. A1=120, T1=530, G1=490, X1=550
Câu 30: Mỗi nuclêôtit có cấu trúc gồm:
A. phân tử glixêrin liên kết với 3 axit béo.
B. phân tử glixêrin liên kết với 2 axit béo và 1 gốc phôtphat.
C. nhóm amin, nhóm cacboxyl, gốc R.
D. phân tử đường pentôzơ, bazơnitơ, gốc phôtphat.
Câu 31: Câu nào sau đây sai?
A. Cấu trúc bậc 1 của protêin là trình tự axit amin đặc trưng cho từng loại protêin.
B. Cấu trúc bậc 3, bậc 4 của prôtêin bị phá huỷ ít gây hậu quả hơn so với cấu trúc bậc 1 bị hỏng.
C. Phân tử protêin hêmoglobin, myoglobin có cấu trúc bậc 4.
D. Các prôtêin enzim thường có cấu trúc bậc 3.
Câu 32: Sinh vật nào sau đây có cấu trúc tế bào nhân thực?
A. Vi khuẩn lam, vi khuẩn nốt sần cây đậu, động vật có xương sống.
B. Vi khuẩn, nấm men, tảo lục, trùng roi, quyết trần.
C. Nấm, thực vật, tảo, động vật không xương sống và động vật có xương sống.
D. Xạ khuẩn, nấm men, nấm rơm, thực vật có hoa, vi khuẩn lam.
Câu 33: Tinh bột khác xenlulôzơ ở đặc điểm nào sau đây?
A. Tinh bột chỉ có ở tế bào lá cây, xenluôzơ chỉ có ở thành tế bào.
B. Tinh bột cấu tạo từ đơn phân glucôzơ, xenlulôzơ cấu tạo từ gluôzơ và fructôzơ.
C. Tinh bột được vận chuyển trong dịch nhựa cây, xenlulôzơ cấu tạo nên thành tế bào.
D. Liên kết giữa các đơn phân trong tinh bột là liên kết α-glicôzit, và trong xenlulôzơ là liên kết β-glicôzit.
Câu 34: Câu nào sau đây sai?
A. Phân giải 1 gam mỡ cho năng lượng bằng một nửa khi phân giải 1 gam tinh bột.
B. Colestêrôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất tế bào động vật và người.
C. Dầu thực vật thường chứa axit béo không no, có dạng lỏng.
D. Mỡ động vật thường chứa axit béo no, ăn nhiều mỡ động vật có nguy cơ dẫn đến sơ vữa động mạch.
Câu 35: Một phân tử tạo ra bên trong tilacoit vận chuyển đến chất nền ti thể phải trải qua mấy lớp màng?
A. 4 lớp B. 6 lớp C. 3 lớp D. 5 lớp
Câu 36: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm nguyên tố vi lượng?
A. C, H, O, N, Ca, Na, K, Mg. B. C, H, O, N, S, P.
C. Fe, Mn, Cu, Mo, Zn, Co. D. Na, K, Fe, Ca, Mg, P, S.
Câu 37: Quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào diễn ra ở :
A. bộ máy Gôngi. B. ti thể. C. ribôxôm. D. trong nhân.
Câu 38: Gen B có 120 chu kì xoắn, có hiệu phần trăm số nuclêôtit loại A với nuclêôtit loại khác là 10%. Xác định số liên kết hidro của gen B?
A. 2280 B. 3120 C. 2820 D. 2880
Câu 39: Các nucleôtit trên mạch 1 là A1, T1, G1, X1, trên mạch 2 là A2, T2, G2, X2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. A1 + T1 + G1 + X1 = 50%N2. B. A1 + T2 + G1 + G2 = 100%N1.
C. A1 + T2 + G1 + X2=100%N1 D. A1 + T1 + G1 + G2 = 100%N2.
Câu 40: Nồng độ các chất tan trong tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể qua màng, nhưng nước và urê thì qua màng được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào dưới đây?
A. Dung dịch saccarôzơ nhược trương. B. Dung dịch urê ưu trương.
C. Dung dịch urê nhược trương. D. Dung dịch saccarôzơ ưu trương.
Câu 41: Thành phần chính của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Glicôprôtêin B. Kitin và lignhin C. Xenlulozơ D. Peptiđôglican
Câu 42: Khi thực vật đặt trong điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 00C) thường bị chết? Giải thích đúng là:
A. Các phân tử prôtêin bị biến tính.
B. Nước đóng băng, khả năng hoà tan các chất kém nên cây không lấy được chất dinh dưỡng.
C. Nước trong tế bào bị đóng băng phá vỡ cấu trúc tế bào.
D. Nước bị đóng băng nên cây không hút được nước.
Câu 43: Những chất nào sau đây được hấp thụ trực tiếp qua màng tế bào?
A. Axit amin, đường saccarôzơ, ion khoáng. B. Axit amin, rượu etylic, triglixerit, tinh bột.
C. Glixerin, axit béo, vitamin A,D,E,K. D. Lipit, ion khoáng Na+, K+, glucozơ.
Câu 44: Sinh vật nào sau đây sống dị dưỡng?
A. Tầm gửi, giun tròn, vi khuẩn lam, tảo lục, thực vật, vi khuẩn sắt.
B. Động vật không xương sống, vi khuẩn, xạ khuẩn, trùng roi, thực vật.
C. Nấm men, nấm sợi, vi khuẩn gây bệnh, xạ khuẩn, động vật, amip.
D. Nấm rơm, vi khuẩn nốt sần cây đậu, thực vật hạt kín, tảo lục.
Câu 45: Nhân tế bào chứa thành phần nào sau đây?
A. Ribôxôm và prôtêin. B. Phôtpholipit và prôtêin.
C. Glicôprôtêin và axit nuclêic. D. Axit nuclêic và prôtêin.
Câu 46: Có giả thuyết cho rằng ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ. Cơ sở của giả thuyết là:
(1). Đều có cấu trúc màng kép.
(2). Đều chứa vật chất di truyền là các phân tử ADN đơn giản, chứa ít gen.
(3). Đều chứa ADN mạch vòng, sợi kép.
(4). Đều chứa ribôxôm 80S.
(5). Đều chứa ribôxom 70S, có khả năng tổng hợp prôtêin riêng.
(6). Đều có khả năng nhân lên độc lập.
Tổ hợp các cơ sở đúng là:
A. (1), (2), (4), (6) B. (1), (3), (5), (6) C. (1), (3), (4), (6) D. (2), (3), (5), (6)
Câu 47: Khi cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường nhược trương. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Tế bào hồng cầu hút nước to ra và bị vỡ.
B. Tế bào hồng cầu dính lại với nhau và lắng xuống.
C. Kích thước tế bào hồng cầu không thay đổi.
D. Tế bào hồng cầu mất nước và teo nhỏ đi.
Câu 48: Chức năng của mARN là:
A. dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp prôtêin cho tế bào.
B. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
C. vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin cho tế bào.
D. cấu trúc nên ribôxôm.
Câu 49: Lá cây có màu xanh lục vì:
A. lá cây chứa nhiều sắc tố carotenoit.
B. lá cây chứa nhiều sắc tố quang hợp.
C. lá cây không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. lá cây chứa diệp lục và diệp lục hấp thụ mạnh tia sáng xanh lục.
Câu 50: Bào quan nào của tế bào vận chuyển và tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau?
A. Lưới nội chất trơn. B. Lưới nội chất hạt. C. Bộ máy Gôngi. D. Lizôxôm.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.