Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 9
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức hệ thống kiến thức cần nắm, các dạng bài tập trọng tâm kèm theo 4 đề minh họa tự luyện.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Kết nối tri thức học kì 1 năm 2024 bao gồm 11 trang giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Ngữ văn 9 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS………… | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 9 |
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Thơ và thơ song thất lục bát
* Nhận biết:
- Nhận biết được một số yếu tố về luật của thơ và thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ.
- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
* Thông hiểu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.
- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
- Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản.
- Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
* Vận dụng:
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại.
- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thơ song thất lục bát với thơ lục bát.
2. Truyện thơ Nôm
* Nhận biết:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Nhận biết được sự kết hợp giữa những yếu tố quy phạm của văn học trung đại và yếu tố bình dân trong truyện thơ.
* Thông hiểu:
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.
- Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của truyện thơ.
- Phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong truyện thơ.
- Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của truyện thơ.
* Vận dụng:.
- Rút ra được bài học từ nội dung văn bản. Thể hiện thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức nghệ thuật sau khi đọc hiểu văn bản.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.
3. Văn bản thông tin
Nhận biết:
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn.
- Nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...
- Nhận biết các phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Thông hiểu:
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
- Phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...
- Phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Vận dụng:
- Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.
- Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
4. Truyện ngắn
Nhận biết:
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại;
Thông hiểu:
- Phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.
- Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
Vận dụng:
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.
2. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- Hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
- Hiểu biết ban đầu về chữ viết tiếng Việt (chữ Nôm, chữ Quốc ngữ); phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; tác dụng của điển tích, điển cố.
- Nhận biết tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng ( như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, IMF, ASEAN, WTO,...).
- Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong văn bản.
3. THỰC HÀNH VIẾT
- Viết đoạn văn nghị luận văn học phân tích đoạn trích hoặc bài thơ.
- Viết bài văn nghị luận xã hội.
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện.
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
II. ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
ĂN TẾT VỚI MẸ
Con là cán bộ phương xa đến
Ăn tết hôm nay với mẹ già
Ngồi bên bếp lửa sáng loà
Con nghe mẹ kể gần xa trầm trồ:
- Mẹ thương đoàn lính Cụ Hồ
Hôm nay ăn tết ở vô phương nào
Đồng lương chẳng có là bao
Có không cũng ở đồng bào mà thôi
Mẹ già, chợ búa xa xôi
Con ăn với mẹ lưng xôi mẹ mừng
Tết xưa bánh mật bánh chưng
Mà chưa độc lập cũng không vui gì..."
Mẹ ngồi, mẹ nói, mẹ khoe
Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh
- "Mình đây cực khổ cũng đành
Tết ni tiết kiệm để dành sang năm
Phòng khi bộ đội về làng
Không chi thì cũng khoai lang nước chè
Anh em cực khổ nhiều bề
Có con có mẹ đi về là vui..."
Lửa vờn nồi nước bừng sôi
Con nghe ngon miệng lưng xôi vợi dần
Mẹ rằng: "Con cố mà ăn
Chỉ con với mẹ để phần cho ai?"
Mẹ ngồi mẹ ngó con nhai
Mẹ nhìn con nuốt mà hai mắt cười
Bỗng nhiên mắt mẹ sáng ngời:
- "Tết ni Cụ[ Cụ: Bác Hồ] đã mấy mươi tuổi rồi?"
Bên bếp lửa ngồi nghe mẹ kể
Con thấy lòng thấm thía tình thương
Ngày mai con bước lên đường
Mẹ ơi! Con mẹ coi thường gian lao
Vĩnh Mai, Đất đen và hoa thắm, NXB Hội Nhà văn, 1982
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 2 (1 điểm). Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ trong khổ thơ đầu tiên. Qua những từ ngữ đó, em có cảm nhận như thế nào về người mẹ ấy?
Câu 3 (0.5 điểm). Từ ngữ địa phương như “ni” “chi” trong văn bản Ăn tết với mẹ có ý nghĩa, tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm). Việc sử dụng phép điệp cấu trúc và phép liệt kê trong hai dòng thơ Mẹ ngồi, mẹ nói, mẹ khoe/ Vườn rau mẹ tốt, nương chè mẹ xanh mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 5 (1 điểm). Từ hình ảnh người mẹ trong bài thơ, em có suy nghĩ cảm nhận gì về người phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ và hiện nay?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 12 dòng thơ cuối của văn bản “Ăn tết với mẹ” được trích trong phần đọc hiểu.
Câu 2 (4 điểm).
Bên bếp lửa ngồi nghe mẹ kể
Con thấy lòng thấm thía tình thương
Ngày mai con bước lên đường
Mẹ ơi! Con mẹ coi thường gian lao
Người lính trong bài thơ vô cùng thấm thía tình thương của “người mẹ” không phải ruột thịt với anh. Từ đó ta thấy bên cạnh gia đình chúng ta rất cần tình cảm yêu thương của mọi người xung quanh như bạn bè, thầy cô…. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) để trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
..............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật giáo dục ôn thi công chức
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo (2 Dàn ý + 14 mẫu)
-
Soạn bài Lượm - Cánh Diều 6 - Ngữ văn lớp 6 trang 32 sách Cánh Diều tập 2
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2
-
Toán 6 Bài tập cuối chương VI - Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Kế hoạch dạy học môn Toán 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm Truyện Kiều
-
Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học
-
Soạn bài Sao băng Cánh diều - Ngữ văn lớp 8 trang 60 sách Cánh diều tập 1
-
Thuyết minh về chùa Yên Tử (Dàn ý + 5 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 9 sách Cánh diều
100+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều
100+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 9 sách Chân trời sáng tạo
100+