Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 9 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 môn Tin học lớp 9 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 18 trang tổng hợp các dạng bài tập trọng tâm theo phân môn kèm đề minh họa có đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm cả trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 9 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Tin học 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 9 Chân trời sáng tạo năm 2025
SỞ GD&ĐT........ TRƯỜNG............. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN TIN HỌC 9 |
Câu 1: Để tìm giá trị nhỏ nhất trong cột chi, ta sử dụng hàm nào?
A. =MAX(range)
B. =MIN(range)
C. =COUNTIF(range,criteria)
D. =AVERAGE(range)
Câu 2: Để tính tổng tiền sinh hoạt trong tháng ta dùng hàm nào?
A. SUMIF
B. COUNTIF
C. IF
D. SUM
Câu 3: Hàm nào dùng để đếm số lần chi cho nhu cầu học tập trong tháng?
A. SUMIF
B. COUNTIF
C. IF
D. SUM
Câu 4: Công thức chung của hàm IF là
A. =IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]).
B. =IF([value_if_true], [value_if_false], logical_test).
C. =IF([value_if_false], [value_if_true], logical_test).
D. =IF(logical_test, [value_if_false], [value_if_true]).
Câu 5: Các bước thực hiện để trích xuất giá trị tháng từ dữ liệu kiểu ngày để được kết quả như hình sau:
A. Sử dụng hàm MONTH, nhập công thức =MONTH(A3) → Sao chép công thức từ ô tính B3 đến khối ô B4:B14
B. Sử dụng hàm SUMIF, nhập công thức = SUMIF(A3:A14;A3) → Sao chép công thức từ ô tính B3 đến khối ô B4:B14
C. Sử dụng hàm COUNTIF, nhập công thức =COUNTIF(A3:A14;A3) → Sao chép công thức từ ô tính B3 đến khối ô B4:B14
D. Sử dụng hàm DATE, nhập công thức =DATE(A3) → Sao chép công thức từ ô tính B3 đến khối ô B4:B14
Câu 6: Để trích xuất giá trị tháng từ dữ liệu kiểu ngày ta dùng hàm nào?
A. =AVERAGE(range)
B. =COUNTIF(range,criteria)
C. =MONTH(serial_number)
D. =MAX(range)
Câu 7: Để tính tổng tiền chi tiêu, ta sử dụng hàm nào?
A. SUMIF
B. COUNTIF
C. COUNT
D. SUM
Câu 8: Để đếm số lần xuất hiện của từ "Điện" trong cột mô tả chi phí, ta sử dụng hàm nào?
A. =SUMIF(range,criteria)
B. =VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
C. =AVERAGEIF(range,criteria)
D. =COUNTIF(range,criteria)
Câu 9: Để tính tổng tiền ăn trong tháng, ta sử dụng hàm nào?
A. SUM
B. SUMIF
C. COUNT
D. COUNTIF
Câu 10: Công thức lấy giá trị của ô H10 trong trang tính Thu nhập đưa vào ô C15 trong trang tính Tổng hợp để tổng số tiền thu nhập trong trang tính Tổng hợp được cập nhật tự động từ trang tính Thu nhập là
A. ='Thu nhập'*H10.
B. ='Thu nhập'!H10.
C. ="Thu nhập"!H10.
D. ='Tổng hợp'!H10.
Câu 11: Để đếm số lần chi cho nhu cầu mua sắm trong tháng, ta sử dụng hàm nào?
A. COUNTIF
B. COUNT
C. SUM
D. SUMIF
Câu 12: Công thức lấy giá trị của ô M9 trong trang tính Chi tiêu đưa vào ô C16 trong trang tính Tổng hợp để tổng số tiền thu nhập trong trang tính Tổng hợp được cập nhật tự động từ trang tính Chi tiêu là
A. ='Thu nhập'!M9.
B. ='Tổng hợp'!M9.
C. ='Chi tiêu'!M9.
D. ="Chi tiêu"!M9.
Câu 13: Để tạo một biểu đồ cột thể hiện sự so sánh giữa tổng thu và tổng chi theo từng tháng, ta nên sử dụng loại biểu đồ nào?
A. Pie chart
B. Column chart
C. Area chart
D. Line chart
Câu 14: Công thức thích hợp để nhập vào ô G7 là
A. =IF(B3:B10,F5).
B. =COUNTIF(B3:B10,F6).
C. =COUNT(B3:B10,F5).
D. =COUNTIF(B3:B10,Giải trí).
...................
2. Trắc nghiệm đúng sai
Câu 1: Một cửa hàng bán đồ thể thao muốn thống kê doanh số bán hàng trong tháng 11. Họ đã ghi lại thông tin về mỗi giao dịch vào một bảng tính Excel, bao gồm các cột sau: Ngày bán, tên sản phẩm, giá bán của sản phẩm, tên khách hàng, phương thức thanh toán. Dựa trên tình huống đó, hãy đánh giá tính đúng của các nhận định sau:
a) Để đếm số giao dịch thanh toán bằng thẻ, ta có thể sử dụng công thức: =COUNTIF(Phương thức thanh toán; "thẻ").
b) Để đếm số lượng sản phẩm giày thể thao, ta có thể sử dụng công thức: =COUNTIF(Tên sản phẩm; "giày thể thao").
c) Hàm COUNTIF không thể sử dụng để đếm số lượng giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.
d) Để đếm số khách hàng trong tuần thứ 3 của tháng 11, ta chỉ cần đếm số hàng trong cột "Khách hàng".
Câu 2: Một công ty sản xuất muốn thống kê số lượng sản phẩm lỗi trong một tháng. Họ đã ghi lại thông tin về từng sản phẩm vào một bảng tính Excel, bao gồm các cột sau: Mã duy nhất của từng sản phẩm, ngày sản xuất sản phẩm, dòng sản phẩm mà sản phẩm thuộc về (ví dụ: A100, B200), tình trạng (Tốt (T), Lỗi nhỏ (LN), Lỗi lớn (LL)). Dựa trên tình huống đó, hãy đánh giá tính đúng của các nhận định sau:
a) Đếm số lượng sản phẩm lỗi (cả lỗi nhỏ và lỗi lớn) trong dòng sản phẩm A100, ta có thể sử dụng công thức: =COUNTIF(Dòng sản phẩm; "A100")
b) Đếm số lượng sản phẩm lỗi lớn được sản xuất trong tuần thứ 3 của tháng chỉ cần kết hợp hàm COUNTIFS với các điều kiện về ngày và tình trạng.
c) Đếm số lượng sản phẩm có mã bắt đầu bằng chữ "A" và có tình trạng "Lỗi nhỏ", có thể sử dụng ký tự đại diện * trong hàm COUNTIF.
d) Đếm số lượng sản phẩm có mã bắt đầu bằng chữ "A" và có tình trạng "Lỗi nhỏ" bằng cách áp dụng công thức: =COUNTIFS(Mã sản phẩm; "A*"; Tình trạng; "LN")
Câu 3: Một trong những công cụ hữu ích trong việc phân tích dữ liệu là hàm COUNTIF. Hàm này cho phép chúng ta đếm số lượng ô thỏa mãn một điều kiện nhất định. Dưới đây là một số nhận định về khả năng của hàm COUNTIF:
a) Hàm COUNTIF rất hữu ích trong việc thống kê dữ liệu bán hàng, chẳng hạn như đếm số lượng sản phẩm bán ra trong một tháng.
b) Hàm COUNTIF chỉ có thể đếm các giá trị số, không thể đếm các giá trị văn bản.
c) Để đếm số lượng ô có giá trị lớn hơn một số cụ thể, ta vẫn sử dụng hàm COUNTIF.
d) Hàm COUNTIF chỉ có thể áp dụng cho một điều kiện, không thể kết hợp nhiều điều kiện.
........
Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 9 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
100+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 9 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp sách Cánh diều
100+ -
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà sách Cánh diều
100+ -
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+