Gợi ý đáp án Mô đun 4 môn Công nghệ Tiểu học Đáp án Module 4 môn Công nghệ

Đáp án Mô đun 4 môn Công nghệ Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tương tác, câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ để đạt kết quả cao trong bài tập cuối khóa Mô đun 4 của mình.

Bên cạnh đó, còn có cả Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 môn Công nghệ, giúp thầy cô nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 4 một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội để đạt kết quả như mong muốn. Mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi tương tác Module 4 môn Công nghệ

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất

Chương trình môn Công nghệ ở cấp tiểu học nhấn mạnh quan điểm nào?

Tất cả các đáp án trên

Khoa học, thực tiễn

Mở, linh hoạt

Hội nhập, khả thi

Kế thừa, phát triển

Hướng nghiệp

Câu 2. Điền hoặc chọn từ thích hợp vào chỗ trống

Hãy lựa chọn các từ khóa bên dưới để điền vào chỗ trống, hoàn thiện mô tả về mục tiêu của môn Công nghệ cấp tiểu học

Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc tiểu học, học sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.

Câu 3. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Thầy/cô hãy kéo và thả các hộp thông tin vào các ô trống trên bảng sau để hoàn thiện các khái niệm về năng lực đặc thù của môn Công nghệ

1 - Nhận thức công nghệ: là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam.

2- Giao tiếp công nghệ: là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật.

3- Sử dụng công nghệ: là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ.

4- Đánh giá công nghệ: là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế – tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ

5- Thiết kế kĩ thuật: là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn.

Câu 4. Chọn các đáp án đúng

Môn Công nghệ ở cấp tiểu học bao gồm những nội dung nào?

Công nghệ và hướng nghiệp

Công nghệ và đời sống

Thiết kế và đổi mới công nghệ

Lĩnh vực sản xuất chủ yếu

Câu 5. Trả lời câu hỏi

Định hướng về phương pháp dạy học Công nghệ yêu cầu: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Thầy cô hãy trình bày một ý tưởng tổ chức hoạt động cho học sinh tiểu học thỏa mãn yêu cầu trên.

Dạy học sáng tạo: Hãy nhờ sự trợ giúp của các công cụ để kích thích sự sáng tạo. Bao gồm các trò chơi vui nhộn hoặc các hình thức vận động, thực hành ..

Câu 6. Trả lời câu hỏi

Dựa vào Chương trình môn học và những hiểu biết của Thầy/cô sau khi tìm hiểu Mô-đun 3, Thầy/cô rút ra những kinh nghiệm gì cho mình khi kiểm tra, đánh giá môn Công nghệ ở cấp Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Giáo viên đưa ra quyết định về sự cần thiết và những việc cần làm của học sinh để học sinh tự phản ánh được quá trình học tập của chính mình và điều chỉnh để các em có thể hiểu sâu sắc hơn về nâng cao năng lực và phẩm chất của học sinh đảm bảo tính chuẩn xác, đảm bảo tính tin cậy, đảm bảo tính chân thực, đảm bảo tính thực tế và hiệu quả.

Câu 7. Theo Thầy/ Cô, vai trò của việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Công nghệ là gì?

Xây dựng kế hoạch dạy học môn công nghệ theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.Trình bày các nhiệm vụ giảng dạy cần phải thực hiện trong năm học, giúp giáo viên thực hiện một cách chủ động, toàn diện.Giáo viên có thể sử dụng kế hoạch dạy học môn công nghệ như một danh sách các công việc và thực hiện theo dõi trong năm học. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch dạy học công nghệ, giáo viên có cơ sở để có thể phát triển các kế hoạch bài học hoặc chủ đề cụ thể, tiến hành giảng dạy hiệu quả.

Câu 8. Theo Thầy/cô trong những nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học môn Công nghệ, nguyên tắc nào cần chú trọng nhưng dễ bị lơ là nhất? Thầy/cô tự rút ra lưu ý gì cho riêng mình khi xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn của mình?

Nguyên tắc 3, 4 . Khi xây dựng tổ ,nhóm cần đảm bảo các nguồn lực xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, khả thi

Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục, các lực lượng bên ngoài nhà trường với các trường tiểu học.

Câu 9. Trong quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học cụ thể, Thầy cô đã thực hiện những bước nào sau đây?

A. Xác định cơ sở xây dựng kế hoạch

B. Lập kế hoạch cụ thể

C. Thông qua tổ chuyên môn

D. Điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch

Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ

Bước 1: Phân tích các văn bản pháp quy, hướng dẫn (Chương trình tổng thể, Chương trình môn học; Hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT,...)

Mục tiêu: Xác định được các yêu cầu cốt lõi của Chương trình tổng thể, chương trình môn Công nghệ cấp tiểu học trong chương trình GDPT về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá ..; xác định trọng tâm của KHGD nhà trường, các văn bản hướng dẫn thực hiện, triển khai chuyên môn của các cấp quản lí trong năm học.

Cách thực hiện: Tổ chuyên môn họp, nghiên cứu, phân tích các văn bản chương trình, văn bản pháp quy, hướng dẫn.

Sản phẩm: Bản báo cáo tổng hợp kết quả trong đó xác định được các yêu cầu cốt lõi của Chương trình tổng thể, chương trình môn Công nghệ cấp tiểu học trong chương trình GDPT về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá..; trọng tâm của KHGD nhà trường, các văn bản hướng dẫn thực hiện, triển khai chuyên môn của các cấp quản lí trong năm học.

Bước 2: Phân tích đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đối tượng HS

Bước 3: Xây dựng tổng thể KHGD môn Công nghệ

Bước 4: Hoàn thiện và phê duyệt văn bản KHGD môn Công nghệ

Câu 10. Dựa vào việc tự xây dựng KHDH và theo dõi các ví dụ minh họa, Thầy cô rút ra kinh nghiệm gì về việc xây dựng KHDH môn Công nghệ cấp tiểu học?

Giáo viên thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn.để chuyên môn hướng dẫn thêm

- Chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục môn Công nghệ cấp tiểu học

Câu 11. Thầy/cô hãy so sánh điểm chung và riêng của các nguyên tắc xây dựng KHGD môn học và KHBD. Lý giải tại sao lại có những khác biệt này?

Kế hoạch dạy học ( KHBD là kịch bản dạy học do GV thiết kế bao gồm các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học một bài học nhằm... giúp hiện thực hóa kế hoạch giáo dục môn học phù hợp với đối tượng học sinh trong những điều kiện thời gian và môi trường cụ thể..Giúp giáo viên chủ động về thời gian.

Câu 12. Thầy, Cô hãy thử đề xuất một quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ tại khối lớp mà Thầy, Cô phụ trách.

Bài 5. Máy thu hình.

Yêu cầu cần đạt

1. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

+ Trình bày được tác dụng của máy thu hình (tivi) trong gia đình.

+ Mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh…

Câu 13. Thầy/cô hãy áp dụng quy trình xây dựng KHBD vừa học để xây dựng một KHBD cho một chủ đề/bài học của môn Công nghệ.

BÀI 5: MÁY THU HÌNH

I. Yêu cầu cần đạt

1.a. Về năng lực công nghệ:

- trình bày được tác dụng của máy thu hình (tivi) trong gia đình

Chọn kênh điều chỉnh được âm thanh của tivi theo ý muốn vận dụng thông qua tìm tòi khám phá thêm các kênh truyền hình khác phù hợp với lứa tuổi học sinh

Xác định chuỗi hoạt động học của kế hoạch bài dạy tương ứng với các mục tiêu của bài học Trên cơ sở mục tiêu và nội dung kiến thức đã xác định ở bước 1 và 2,

GV xây dựng chuỗi các hoạt động học của HS. Chuỗi các hoạt động học này chính là khung kịch bản dạy học tổng thể của bài học, làm cho kế hoạch bài học sẽ logic, hợp lí, đảm bảo thực hiện được đầy đủ mục tiêu của bài học, không vượt quá/ bỏ sót và hạn chế sự trùng lặp về mục tiêu trong các hoạt động của bài học. Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm: (i) Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập .

Câu 14. Dựa trên ví dụ minh họa về xây dựng kế hoạch bài dạy thuộc phần Công nghệ trong mục này, Thầy, Cô hãy phân tích và đánh giá kế hoạch dạy học đó.

Giám sát quá trình triển khai kế hoạch giáo dục, điều hành xây dựng kế hoạch, định hướng xây dựng về thời lượng, đóng góp ý kiến và đánh giá hiệu quả kế hoạch dạy học đó.

Bài tập cuối khoá Module 4 môn Công nghệ

Câu 1. Mục tiêu môn Công nghệ cấp tiểu học bao gồm các thành tố nào sau đây?

A. Phẩm chất năng lực

B. Sự tích hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ

C. Kiến thức, kĩ năng và thái độ

D. Phẩm chất và năng lực

Câu 2. Mục tiêu của mỗi một bài môn Công nghệ ở Tiểu học phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Chỉ cần có một vài thành tố của năng lực chung và năng lực công nghệ

B. Chỉ cần có hành tố của năng lực công nghệ và phẩm chất

C. Chỉ cần có một vài thành tố của năng lực chung và năng lực công nghệ và phẩm chất

D. Có đủ các thành tố của năng lực chung, năng lực công nghệ và phẩm chất

Câu 3. Sự khác nhau của yêu cầu cần đạt của môn Công nghệ ở cấp Tiểu Học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với mức độ cần đạt trong chương trình 2006 là gì?

Cả ba phương án trên

Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung phân môn Công nghệ trong môn Tin Học và Công nghệ là gì?

Khác biệt phần lớn so với nội dung môn Thủ Công, Kĩ thuật

Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch dạy học phân môn Công nghệ trong môn Tin Học và Công nghệ ở Tiểu Học là gì?

Chú trọng tới tổ chức hoạt động học cho học sinh.

Câu 6. Chọn đáp án đúng nhất

Khi xây dựng kế hoạch dạy học phân môn Công Nghệ ở tiểu học cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

Lấy mục tiêu môn học làm cơ sở

Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất

Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch dạy học phân môn Công nghệ ở Tiểu Học là gì?

Đảm bảo hoàn thành mục tiêu của môn học

Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch dạy học phân môn Công nghệ bao gồm các nội dung chủ yếu nào sau đây?

Các nội dung trên và đội ngũ giáo viên

Câu 9. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch dạy học phân môn Công nghệ ở Tiểu Học là do ai xây dựng?

Giáo viên dạy phân môn Công nghệ

Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất

Người duyệt kế hoạch dạy học quan trọng nhất là ai?

Tổ trưởng chuyên môn

Câu 11. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch dạy học bài học bao gồm các nội dung chủ yếu nào sau đây:

Mục tiêu, trọng tâm, chuẩn bị, phương pháp dạy học, tiến trình dạy học

Câu 12. Chọn đáp án đúng nhất

Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng Kế hoạch dạy học chủ đề/bài học là gì?

Phải đảm bảo thực hiện mục tiêu của chủ đề/bài học

Câu 13. Chọn đáp án đúng nhất

Điều quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch bài dạy là gì?

Xây dựng các hoạt động học cho học sinh

Câu 14. Chọn đáp án đúng nhất

Cơ sở để xây dựng tiến trình dạy học bài học là gì?

Logic của kiến thức bài học

Câu 15. Chọn đáp án đúng nhất

Điểm khác biệt rõ nhất của kế hoạch bài dạy minh họa về quạt điện so với kế hoạch dạy học truyền thống là gì?

Thể hiện dạy học tích cực, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Câu 16. Chọn đáp án đúng nhất

Khi đánh giá Kế hoạch dạy học, cần chú trọng nhất tới việc nào sau đây?

Đánh giá hoạt động học tập và kết quả học tập của học sinh

Câu 17. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân giáo viên có tác dụng gì?

Giúp giáo viên làm việc có kế hoạch được xây dựng chuẩn bị chu đáo

Câu 18. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân của giáo viên chủ yếu tập trung vào nội dung nào?

Kế hoạch vừa thực hiện nhiệm vụ vừa học tập nâng cao năng lực của giáo viên

Câu 19. Chọn đáp án đúng nhất

Trong kế hoạch bài dạy, Phiếu học tập đóng vai trò gì?

Giúp giáo viên tổ chức hoạt động học cho học sinh thuận lợi

Câu 20. Chọn đáp án đúng nhất

Trong kế hoạch bài dạy, Phiếu đánh giá đóng vai trò gì?

Định hướng nhiệm vụ học tập cho học sinh

Câu 21. Chọn đáp án đúng nhất

Để đổi mới phương pháp dạy học, điều cần thiết là phải làm gì?

Đổi mới kiểm tra, đánh giá tương ứng

Câu 22. Chọn đáp án đúng nhất

Đánh giá về sự tiến bộ của học sinh là gì?

Cho điểm nhưng chú trọng tới nhận xét, định hướng, hướng dẫn

Câu 23. Chọn đáp án đúng nhất

Với quan điểm dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, trong kiểm tra đánh giá nên chú ý vấn đề nào sau đây:

Chú trọng hơn tới đánh giá quá trình

Câu 24. Chọn đáp án đúng nhất

Thầy, cô nên làm gì khi đánh giá năng lực học sinh?

Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn

Câu 25. Chọn đáp án đúng nhất

Khi đánh giá trong dạy học thực hành, nên chủ yếu sử dụng các phương pháp nào sau đây?

Sử dụng phương pháp quan sát, bảng điểm, thang đánh giá

Câu 26. Chọn đáp án đúng nhất

Công nghệ thông tin được ứng dụng vào quá trình dạy học sẽ có tác dụng gì?

Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học

Câu 27. Chọn đáp án đúng nhất

Lợi ích của giáo viên Công nghệ có trình độ về Công nghệ thông tin là gì?

Khai thác được thế mạnh của công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học.

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Công nghệ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: SỬ DỤNG ĐÈN HỌ
Môn học: Công nghệ Lớp 3
Tên bài học: Đèn học của em Số tiết: 2 tiết

Thời gian thực hiện: ngày……tháng…..năm….. (hoặc từ…./…../…. Đến…./…./….)

1. Yêu cầu cần đạt:

  • Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học.
  • Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.
  • Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.
  • Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.

2. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ:

  • Nêu được công dụng của đèn học;
  • Mô tả được hình dáng, chức năng các bộ phận chính của đèn học.

- Giao tiếp công nghệ: Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.

- Sử dụng công nghệ:

  • Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học;
  • Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.

3. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: HS biết tự đọc sách, tìm hiểu tài liệu, thông tin về các loại đèn học có tại gia đình.
  • Giao tiếp và hợp tác: Học sinh làm việc nhóm trao đổi về tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học; phân biệt được một số loại đèn học thông dụng, phối hợp với nhau hiệu quả trong các nhiệm vụ thực xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học..

4. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập thảo luận nhóm, cá nhân giáo viên đưa ra; tập trung và kiên trì nhận biết tác dụng của các bộ phận chính của đèn học, một số loại đèn học thông dụng, biết được cách sử dụng đèn học một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quá trình học.
  • Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng các loại đèn học trong gia đình an toàn, hiệu quả, tiết kiệm điện.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Nghiên cứu yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung dạy học.
  • Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ lớp 3.
  • Phiếu học tập.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

STTCác bộ phận của đèn họcTác dụng
1
2
3
4
5
6
7

Một số loại đèn học thông dụng: Máy chiếu, máy tính (nếu có)

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Nghiên cứu sách giáo khoa.
  • Sưu tầm tranh ảnh về các loại đèn học
  • Quan sát trước đèn học ở nhà.
  • Dụng cụ học tập: bút, thước, …

3. Hoạt động chủ yếu:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

A. Hoạt động mở đầu: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh vào bài học mới, kích thích sự tò mò học tập của học sinh.

Nội dung: Học sinh thấy được vai trò của ánh sáng từ đèn trong phong học.

Sản phẩm: Phần trả lời của HS về vai trò của ánh sáng trong phòng học.

PPDH: PP trực quan, vấn đáp

Cách tiến hành:

-GV yêu cầu 4 học sinh đóng hết tất cả cửa của phòng học lại. Sau đó quan sát giáo viên mở, tắt công tác điện

+ Khi tắt bóng đèn các em cảm thấy như thế nào?

+ Khi bật đèn lên các em cảm thấy như thế nào?

-Học sinh chia sẻ cảm nhận của mình.

- GV nhận xét.

- Kết nối: Như các em đã thấy, ánh sáng đèn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập của các em, để nắm rõ hơn về tác dụng cũng như cấu tạo của đèn học, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay, bài: Đèn học của em.

- HS thực hiện

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng các bộ phận cơ bản của đèn học:

Mục tiêu: Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học

Nội dung:

- Thông tin về chi tiết của bộ phận chính của đèn học.

- Tác dụng của đèn học trong cuộc sống hằng ngày.

Sản phẩm: Phiếu học tập

STT

Các bộ phận của đèn học

Tác dụng

1

Chụp đèn

Giúp nâng cao hiệu quả chiếu sáng.

2

Bóng đèn

Dùng để chiếu sáng, phục vụ cho học tập.

3

Thân đèn

Là thanh đỡ cho chụp đèn và bóng đèn.

4

Đế đèn

Giúp giữ thăng bằng.

5

Nút công tắc on/off

Dùng để tắt mở đèn.

6

Dây điện

Dùng để nối nguồn điện với đèn.

7

Phích cắm điện

Nối nguồn điện với dây điện.

PPDH: PP quan sát, thảo luận nhóm.

Cách tiến hành:

- Cho học sinh quan sát đèn học

GV hướng dẫn HS tổ chức nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

- GV phát PHT, giao nhiệm vụ (nhóm 4 HS) : Nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các bộ phận và tác dụng của các bộ phận của đèn học, hoàn thành vào PHT.

Câu hỏi gợi ý:

1. Quan sát và gọi tên các bộ phận có của đèn học

2. Liệt kê các bộ phận của đèn học vào bảng.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

* chụp đèn

* bóng đèn

* thân đèn

* đế đèn

* dây điện

* phích cắm điện

* nút công tắc on/of

3. Nêu tác dụng của từng bộ phận trong đèn học .

- Mời đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này: Đèn học giúp học sinh đọc sách rõ hơn, tránh tật cận thị ở mắt.

- Học sinh quan sát đèn học đã chuẩn bị.

-HS làm công tác tổ chức nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các bộ phận và tác dụng của đèn học.

- HS trong nhóm cùng nhau đọc các thông tin và quan sát hình SGK.

- HS trong nhóm cùng nhau thảo luận để kể tên các bộ phận của đèn học và tác dụng của đèn học

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của bạn trong nhóm.

- Giơ thẻ báo cáo kết quả.

- Đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

- Nhận xét và bổ sung.

Hoạt động 2: Một số đèn học thông dụng.

Mục tiêu: HS nhận biết và nêu tên được tên của một số đèn học thông dụng.

Nội dung: Một số loại đèn học thông dụng.

· Sản phẩm: Hình ảnh sưu tầm một số loại đèn học thông dụng.

· Một số đèn học thông dụng:

· Đèn bàn học dây tóc. Đèn bàn học dây tóc hay còn được gọi là đèn sợi đốt, đây là thiết kế được xếp vào lâu đời nhất và cổ nhất. ...

· Đèn bàn học dùng bóng Halogen. ...

· Đèn bàn học huỳnh quang Compact. ...

· Đèn bàn học chống cận.

· PPDH: PP quan sát, pp thảo luận, pp thuyết trình

Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

-Yêu cầu học sinh trong các nhóm chia sẻ và nêu tên được các loại đèn học trong sách giáo khoa và tranh ảnh đã sưu tầm sẵn.

- Mời HS các nhóm trình.

- Nhận xét, bổ sung: cho HS xem thêm một số loại đèn học.

- GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này.

-HS thảo luận

-Đại diện nhóm trình bày

- HS nhận xét, bổ sung.

-Quan sát

C. Hoạt động luyện tập thực hành:

Hoạt động 3 : Thực hành sử dụng đèn học

Mục tiêu: Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.

Nội dung: Cách đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.

Sản phẩm: Quy trình sử dụng đèn học.

Bước 1: Đặt đèn ở vị trí thích hợp

Bước 2: Cắm phích cắm vào ổ điện (chú ý an toàn)

Bước 3: Bật đèn

Bước 4: Điều chỉnh độ sáng

Bước 5: Tắt đèn khi sử dụng xong

Bước 6: Ngắt nguồn điện

PPDH: PP thực hành

Cách tiến hành:

3.1. Giới thiệu quy trình sử dụng đèn học:

- GV giới thiệu tờ hướng dẫn sử dụng đèn học.

- Cho HS đọc quy trình cách sử dụng đèn học

- GV hướng dẫn HS những thao tác bật, tắt , điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học.

- Mời HS thực hiện biểu diễn những thao tác bật, tắt, điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học trước lớp.

- GV nhận xét cách thực hiện thao tác, động viên, khuyến khích HS.

3.2.Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm:

-Sau khi HS đã nắm được quy trình sử dụng đèn học;

-GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 6 những thao tác đặt, bật, tắt, điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học.

-GV lưu ý HS đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình thực hiện.

-GV quan sát và hỗ trợ các nhóm thực hiện.

- Mời các nhóm lên thực hiện các thao tác bật, tắt, điều chỉnh độ sáng.

-Mời các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này: Cần nắm đúng quy trình và lưu ý an toàn khi sử dụng.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, nhận biết cách sử dụng.

- HS thực hiện trước lớp.

- Nhận xét và bổ sung.

- Các nhóm đọc hướng dẫn, tìm hiểu và làm theo hướng dẫn

- HS lên thực hiện (mỗi nhóm có thể cử đại diện 2 HS, 1 HS thực hiện thao tác và 1 HS trình bày theo các thao tác đó)

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

Hoạt động 4: Sử dụng đèn học an toàn hiệu quả

Mục tiêu: Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.

Nội dung: Một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học (chập điện, cháy bóng, rò rỉ ở dây điện…) và cách xử lí những tình huống mất an toàn đó.

Sản phẩm: Cách xử lý các tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.

PPDH: Phương pháp giải quyết vấn đề, pp thảo luận nhóm

Cách tiến hành:

GV đưa 4 bức tranh:

Tình huống 1: Em thấy chị của em dùng tay ướt để cắm phích điện đèn học. (Tranh 1)

Tình huống 2: Giả sử em thấy bóng điện nhà em chập điện, cháy nổ. (Tranh 2)

Tình huống 3: Anh của em sử dụng đèn học xong, không chịu tắt đèn và rút phích điện ra khỏi ổ cắm sau khi sử dụng xong. (Tranh 3)

Tình huống 4: Em thấy dây điện cắm của bóng đèn bị hở. (Tranh 4)

yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và cho biết:

+ Bạn nhỏ trong các bức tranh đã gặp phải những tình huống gì?

+ Đại diện các nhóm trình bày.

+ Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ GV chốt lại các tình huống mất an toàn có thể xảy ra khi sử dụng đèn học.

- GV nêu vấn đề: “Nếu em là bạn nhỏ trong tranh, em sẽ làm gì?

- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm từ 4-5 HS).

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm , đưa ra cách xử lí các tình huống đó.

+ GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận

+ Mời các nhóm trình bày

+ Mời các nhóm khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm có cách xử lí hay, hiệu quả.

- GV liên hệ thực tế giáo dục HS

- GV chốt ý kết luận: Nhấn mạnh những lưu ý để sử dụng đèn học tiết kiệm, an toàn và hiệu quả

- Học sinh chú ý quan sát, thảo luận

-HS trình bày

-HS nhận xét, đưa cách xử lí khác nếu có

-HS lắng nghe

-Thảo luận nhóm đôi

-Đại diện nhóm nêu cách xử lí

-Các nhóm khác nhận xét.

-Lắng nghe

D. Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu: Học sinh biết cách lựa chọn đèn học phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình .

Nội dung: Lựa chọn đèn học phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.

Sản phẩm: Loại đèn phù hợp với từng học sinh.

PPDH: pp trực quan, pp vấn đáp

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh ảnh các loại đèn học, có đánh dấu số thứ tự.

- Yêu cầu HS viết số thứ tự đèn học mà các em lựa chọn vào thẻ tay cá nhân.

- GV ra hiệu lệnh cả lớp đưa thẻ để kiểm tra lựa chọn.

- Mời một số HS trình bày lí do lựa chọn

- GV nhận xét: Nên chọn loại đèn học phù hợp với bản thân và điều kiện của gia đình.

- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của cả lớp. Tuyên dương, ghi nhận sự cố gắng của các cá nhân trong lớp.

- Trải nghiệm thực tế tại nhà: Yêu cầu HS thực hành cách sử dụng đèn học hiệu quả tại nhà và chú ý an toàn khi sử dụng.

- Chuẩn bị cho bài học sau.

- HS quan sát

- HS thực hiện

-HS trình bày

3. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Phụ lục

Công cụ đánh giá:

Hoạt động 1.

STT

Các bộ phận của đèn học

Không

Tác dụng

đúng

sai

1

Chụp đèn

Giúp nâng cao hiệu quả chiếu sáng.

2

Bóng đèn

Dùng để chiếu sáng, phục vụ cho học tập.

3

Thân đèn

Là thanh đỡ cho chụp đèn và bóng đèn.

4

Đế đèn

Giúp giữ thăng bằng.

5

Nút công tắc on/off

Dùng để tắt mở đèn.

6

Dây điện

Dùng để nối nguồn điện với đèn.

7

Phích cắm điện

Nối nguồn điện với dây điện.

Hoạt động 2.

STT

Tên một số loại đèn học

Không

1

Đèn bàn học dây tóc

2

Đèn bàn học dùng bóng Halogen

3

Đèn bàn học huỳnh quang Compact

4

· Đèn bàn học chống cận.

Hoạt động 3.

Tiêu chí

Thang đo

Chưa đạt

Đạt

Thành thạo

Đặt đèn ở vị trí thích hợp

Cắm được phích cắm vào ổ điện an toàn.

Bật đèn

Điều chỉnh độ sáng

Tắt đèn khi sử dụng xong

Ngắt nguồn điện sau khi tắt đèn

Hoạt động 4.

Cách xử lí

Thang đo

Chưa đạt

Đạt

Xử lí hay

TH1: Em ngăn và khuyên chị nên lau khô tay trước khi cắm phích điện.

TH2: Em sẽ không đến gần mà chạy thật nhanh đi gọi người lớn đến.

TH3: Em sẽ khuyên anh nên tắt đèn và rút phích điện sau khi sử dụng xong để an toàn và tiết kiệm điện.

TH4: Em sẽ không tò mò sờ tay vào mà báo ngay cho ba mẹ hoặc người lớn trong nhà biết.

Hoạt động vận dụng:

Câu hỏi: Vì sao em lựa chọn loại đèn học này?

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm