Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (10 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm gồm 10 mẫu khác nhau cực hay chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo củng cố kiến thức nắm được cách triển khai vấn đề tốt hơn.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen

Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm các bạn cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic. Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác, giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya, bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

II, Thân bài

+ Biểu hiện của thói quen không làm bài tập ở nhà: không đọc lại bài đã học, lười làm bài tập, làm đối phó, chép bài bạn,....

+ Lí do nên từ bỏ thói quen không làm bài tập: Là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh, Không thể bổ sung kiến thức bài học dẫn đến tình hình học tập sa sút, Hình thành thói quen ỷ lại vào bạn bè, ảnh hưởng đến bạn bè trong lớp, Thầy cô lo lắng, bố mẹ buồn phiền,.....

+ Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Thiết lập thời gian biểu cho thời gian làm bài tập về nhà hợp lí, chủ động, tự giác hoàn thiện bài tập, Tìm bạn đồng hành giúp đỡ

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục từ bỏ thói quan không làm bài tập

III. Kết bài: nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

Dàn ý số 2

1. Mở bài:

- Mọi người có nhiều thói quen có thể là thói quen tốt, có thể là thói quen không tốt. Thói quen không làm bài tập ở nhà là một thói quen không tốt.

2. Thân bài:

- Nguyên nhân không làm bài tập ở nhà:

  • Bị ép buộc làm bài tập, làm với tinh thần chống đối.
  • Không chủ động học, lười học.
  • Sử dụng thời gian làm những việc không cần thiết cho việc học tập.

- Biểu hiện:

  • Tra cứu các trang mạng có lời giải
  • Làm bài sơ sài.
  • Chép bài của bạn.

- Tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà:

  • Thành tích học giảm sút.
  • Tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học.

- Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Có thời gian ôn lại kiến thức và tự mở rộng, nâng cao các dạng bài tập.

- Giải pháp:

  • Cân bằng giữa thời gian học và chơi.
  • Lập thời gian biểu hợp lí và dành thời gian từ 1-2 tiếng mỗi ngày để tự học.

- Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

Dàn ý thuyết minh về thói quen nói tục chửi bậy

1. Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn về thói quen nói tục, chửi bậy và quan niệm của bản thân.

2. Thân bài:

a) Tác hại của nói tục

- Với người nói:

  • Gây thất bại trong giao tiếp, người khác nhìn nhận đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến giá trị nhân phẩm, đạo đức.
  • Bị mọi người xa lánh, sợ hãi, e ngại,...
  • Trở thành thói quen khó bỏ, nhiễm bẩn tâm hồn.

- Với người khác:

  • Gây ức chế khó chịu
  • Gây ảnh hưởng đến gia đình, người thân
  • Làm vấy bẩn tâm hồn của những đứa trẻ nếu chúng nghe được
  • Xã hội trở nên kém văn minh, đạo đức suy đồi

b. Nguyên nhân:

  • Do môi trường sống
  • Do sự thiếu quan tâm của người thân, gia đình, nhà trường
  • Do ham muốn thể hiện bản thân, sự thiếu ý thức về tầm quan trọng của lời nói, thái độ dửng dưng, thích bông đùa cợt nhả.

* Tuy nhiên không phải toàn bộ giới trẻ đều như vậy, đó chỉ là một bộ phận nhỏ làm ảnh hưởng đến cả tập thể lớn. Còn đa số các bạn trẻ vẫn có lối cư xử, giao tiếp văn minh, đáng khen ngợi.

c) Biện pháp giúp bỏ thói quen nói tục

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía bạn bè
  • Tránh nghe loại nhạc có ngôn từ nhạy cảm và chương trình truyền hình cho phép nói tục khác.
  • Xác định tác nhân kích thích và tìm cách tránh xa chúng

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:

Việc cư xử văn minh đúng mực là vô cùng cần thiết, đó là bước đệm cho chúng ta tiến tới các mối quan hệ vững bền tốt đẹp, người có văn hóa sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn cả.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm

I/ Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Thói quen không đội mũ bảo hiểm trở thành vấn đề nóng trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

II/ Thân bài

1/ Thực trạng về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Hầu hết, mọi người dân khi tham gia giao thông đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm.

- Tuy nhiên vẫn còn một số người dân thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, coi việc đội mũ là ép buộc, hoặc đội một cách đối phó.

2/ Nguyên nhân

- Nhiều người cưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

- Lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh mình.

- Lối sống thích thể hiện cá tính của một số thanh thiếu niên hiện nay

3/ Hậu quả

- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là lối sống văn minh, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh

- Thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm luật giao thông và lại để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại hậu quả đến tính mạng, ảnh hưởng và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

- Trở thành người vô ý thức, ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

4/ Biện pháp

- Cần tăng cường tuần tra, giám sát và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tới mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm.

III/ Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen thức khuya.

2. Thân bài:

* Trình bày thực trạng hiện nay:

- Nhiều người thức đến hai, ba giờ sáng để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội,...

* Chỉ ra tác hại của việc thức khuya:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây đau đầu và suy giảm trí nhớ,...

- Ảnh hưởng tới tinh thần: không ngủ đủ sẽ làm con người dễ cáu gắt, uể oải.

- Hệ luỵ: con người thường ngủ bù vào sáng sớm -> dễ làm trễ giờ, lỡ kế hoạch,...

* Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:

- Sức khỏe, tinh thần được cải thiện.

* Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ thói quen này:

- Sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lí.

- Hạn chế sử dụng mạng xã hội trước khi đi ngủ.

- Cài báo thức nhắc nhở giờ đi ngủ.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen thức khuya.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật

1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.

2. Thân bài.

a) Giải thích quan niệm:

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

- Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

- Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …

c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

- Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

- Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen đi học muộn

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: việc học sinh đi học muộn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Ở các trường học khắp nơi, đầu mỗi buổi học không khó để bắt gặp tình trạng các bạn học sinh đi học muộn, tiếng trống báo hiệu vào lớp đã vang lên trước đó nhưng vẫn còn có nhiều bạn chưa đến trường, ở ngoài cổng trường hoặc bắt đầu vào trường.

b. Nguyên nhân

  • Do ý thức chủ quan của các bạn học sinh chưa tốt, chưa chủ động trong cuộc sống của chính mình cũng như chưa tôn trọng thời gian của mình.
  • Do cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, việc rèn luyện tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian cho con em mình chưa thực sự đạt được hiệu quản.
  • Nhà trường chưa giám sát và xử lí nghiêm khắc những trường hợp đi học muộn, tái phạm việc đi học muộn nhiều lần.

c. Hậu quả

  • Việc học của các em bị trì trệ, tâm lí hớt hải, việc chủ động trong học tập chưa thực sự tốt và hiệu quả học tập từ đó sẽ bị giảm sút.
  • Ảnh hưởng đến thầy cô, những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ, ảnh hưởng đến sự thi đua, thành tích của cả lớp học.
  • Hình ảnh đi học muộn của học sinh ngày càng phổ biến sẽ khiến cho môi trường học đường bị ảnh hưởng tiêu cực, sẽ ngày càng nhiều bạn học sinh vi phạm hơn.

d. Giải pháp

  • Đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
  • Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ, lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn.
  • Nhà trường cũng cần giám sát và kỉ luật nghiêm khắc hơn nữa những học sinh có tình trạng đi học muộn nhiều lần.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: việc học sinh đi học muộn.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

2. Thân bài:

- Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh là "những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác".

- Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng:

  • Ra hiệu thuốc và yêu cầu dược sĩ bán thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn.
  • Cầm đơn thuốc cũ để mua cho bệnh mới.
  • Một số trường hợp bệnh nhẹ chưa cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ vẫn tiến hành kê toa.

- Nêu ra những lí do để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh làm lãng phí tiền bạc.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng,...

- Phản biện lại quan điểm chưa đúng hoặc không đồng tình của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

- Đề xuất giải pháp từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

  • Hiểu đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Khi có bệnh cần đi khám, mua và sử dụng thuốc theo đúng toa đã ghi.

3. Kết bài:

- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định đề tài: chọn một thói quen cần từ bỏ: Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

+ Mục đích viết: thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại

+ Người đọc bài viết của bạn có thể là thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...

- Thu thập tư liệu: Có thể thu thập từ truyền thông và từ những quan sát, trải nghiệm đời sống của chính bạn; nên ưu tiên thu thập tư liệu liên quan đến tác hại hay mặt trái của thói quen hoặc quan niệm mà mình muốn bác bỏ.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

  • Xác định hướng nghị luận về vấn đề: chẳng hạn bạn sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ khi nghị luận về vấn đề.
  • Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.
  • Phác hoạ một số luận điểm chính, rồi tìm lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm ấy.

Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài.

Dàn ý thuyết phục bạn từ bỏ thói quen nghiện điện tử

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về trò chơi điện tử và tác hại của chúng

2. Thân bài

- Khái niệm của trò chơi điện tử và khẳng định điện tử là con dao hai lưỡi

- Hiện trạng sử dụng trò chơi điện tử của giới trẻ

- Lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại

- Bên cạnh đó, nếu không sử dụng đúng mục đích sẽ để lại rất nhiều tác hại không thể lường trước

- Một số biện pháp để từ bỏ nghiện điện tử

3. Kết bài

- Hãy sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh, đúng với mục đích ban đầu nó mang lại

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm