Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá Dàn ý Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
TOP 3 Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 biết cách triển khai thành bài văn phân tích khổ đầu và cuối thật hay.
Khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá khắc họa thành công vẻ đẹp thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống lao động hăng say, tràn đầy khí thế của người dân làng chài. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu 2 khổ thơ: Đấy là hai khổ đầu và cuối của bài thơ, miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và trở về đầy niềm vui và hứng khởi.
2. Thân bài
a) Khổ 1 - cảnh ra khơi
Thời gian nghệ thuật là một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Các hình ảnh mặt trời, sóng, đêm được nhân hóa, cùng hình ảnh so sánh độc đáo ở câu thơ thứ nhất "như hòn lửa" đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, tráng lệ. Ngày đã tắt nhưng không hề ảm đạm. Sự Vận động của thời gian được diễn tả qua các động từ "xuống biển”, "cài then", "sập cửa".Những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm "sập cửa"gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống, bao trùm lên tất cả. Vũ trụ rộng lớn, mênh mỏng, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người vậy!
Lẽ thường, khi ngày tàn, con người sẽ tạm ngừng mọi công việc để trở về nghỉ ngơi bên gia đình nhưng trên biển có một cuộc sống khác khi đó mới bắt đầu...
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
- Chữ “lại" đả gợi ra vòng tuần hoàn trong hoạt động của những người dân biển, gợi nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh, con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên đến thế!
- Đoàn thuyền ra khơi với khí thế tươi vui, hào hứng, phấn khởi: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi": Sự kết hợp giữa "câu hát" và "gió khơi" đã tạo nên sức mạnh lớn đưa con thuyền mạnh mẽ vượt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ cũng tái hiện vẻ đẹp tâm hồn và niềm vui trong lao động của người dân chài.
b) Khổ cuối - cảnh trở về
- Đoàn thuyền trở về trong khúc hát mê say: Nếu mở đầu bài thơ tác giả dùng chữ "cùng" (Câu hát căng buồm cùng gió khơi) thể hiện sự hài hòa giữa con thuyền và ngọn gió, hứa hẹn chuyến đi biển thuận lợi, bình yên thì đến cuối bài ông viết "Câu hát căng buồm với gió khơi" thể hiện niềm vui phơi phới của những người dân chài khi trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.
- Đoàn thuyền trở về trong cuộc chạy đua với mặt trời: Hình ảnh nhân hóa "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" khiến con thuyền thành một sinh thể sống, gợi khí thế hăm hở, niềm hân hoan đón chào ngày mới của cả thiên nhiên và con người.
Đoàn thuyền cũng trở về trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng của buổi bình minh và muôn ngàn mắt cá lấp lánh dưới ánh mặt trời.
=> Đoạn thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của những con người làm chủ đất trời.
c) Cảm nhận chung về hai khổ thơ
Cả hai khổ đều thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên biển và con người ở cả hai thời điểm: hoàng hôn và bình minh. Thiên nhiên luôn tươi sáng, kì vĩ, tráng lệ. Con người luôn căng tràn sức sống và niềm say mê lao động.
Cảm hứng bao trùm lên hai khổ là cảm hứng vũ trụ.
Bút pháp thơ khoáng đạt, âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn, sỏi nổi lại vừa phơi phới bay bổng; lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, vấn trắc xen lẫn vần bằng; hình ảnh thơ giàu vẻ đẹp lãng mạn; nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (so sánh, nhân hoá); kết cấu đầu cuối tương ứng (lặp lại hình ảnh" mặt trời/ gió khơi/ câu hát").
d) Liên hệ
Thí sinh tự chọn một tác phẩm khác cũng viết về sự gắn bó của con người và biển quê hương để liên hệ với hai khổ thơ trên. Ví dụ: "Quê hương"của Tế Hanh.
Có thể liên hệ với thực tế đời sống để thấy được người dân Việt Nam luôn có những hành động thiết thực, cụ thể thể hiện tình yêu, sự gắn bó với biển: chống ô nhiễm biển, bảo vệ cảnh quan biển, sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hướng về biển...
=> Khẳng định biển quê hương luôn ở trong trái tim của con người Việt Nam.
3. Kết bài
Khẳng định sự trưởng thành và đổi mới trong phong cách thơ Huy Cận: từ một “nhà thơ cả vạn lí sầu" nhưng sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã gần gũi, đi sát với thực tế đời sống của nhân dân, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới.
Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Huy Cận
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.
- Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.
II. Thân bài:
* Khổ thơ đầu
- Hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “.
- Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả "mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển đông - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển"?
- "Sóng đã cài then đêm sập cửa".
- Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.
- Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.
- Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
- Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ.
- Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát.
* Khổ thơ cuối
- Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa "mặt trời đội biển" gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái "màu biển" là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.
- Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu 3
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ đầu, khổ cuối trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".
2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được viết năm 1985 trong chuyến đi thực tế của nhà văn tại Quảng Ninh và được in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng".
b. Phân tích khổ đầu bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người lao động):
- Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả ở điểm nhìn, vị trí đặc biệt đó là điểm nhìn di động trên con thuyền ra khơi:
- Mặt trời như một hòn than cháy hồng đang lặn xuống mặt biển, gợi bước đi của thời gian.
- Màn đêm dần buông xuống "sóng cài then", "đêm sập cửa" gợi cảm giác gần gũi, thân thương, vũ trụ như một ngôi nhà lớn.
- Cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá với tâm thế vui tươi, sảng khoái:
- Hình ảnh "đoàn thuyền" gợi ra sự tấp nập, tạo nên không khí sôi nổi trên mặt biển.
- Hình ảnh câu hát, cánh buồm, gió khơi cho thấy niềm vui, niềm phấn chấn của người lao động đã tạo ra sức mạnh hòa cùng gió khơi để làm căng cánh buồm.
c. Phân tích khổ cuối bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh rực rỡ):
- Hình ảnh câu hát được lặp lại như một điệp khúc ngân nga có tác dụng nhấn mạnh niềm vui lao động, làm giàu quê hương của những người dân chài.
- Đoàn thuyền như một sinh thể sống động, chạy đua với thiên nhiên bằng tốc độ ánh sáng.
- Đoàn thuyền trở về lúc mình minh "nhô màu mới" báo hiệu một sự sống sinh sôi, nảy nở với vô vàn niềm vui, niềm hạnh phúc của người lao động vùng biển.
- Mắt cá lấp lánh như sao trời chính là ánh sáng của thành quả lao động, gợi ra niềm tin, niềm hi vọng của người lao động về tương lai tươi sáng.
d. Đánh giá:
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu sức gợi, khổ đầu và khổ cuối bài thơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên có hoàng hôn, có bình minh vô cùng đặc sắc và tràn đầy sức sống.
- Qua khổ đầu và khổ cuối bài thơ, ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp con người của ngòi bút sôi động, phóng khoáng của Huy Cận.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị đặc sắc của khổ đầu và khổ cuối bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".