Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích 2 khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá (4 mẫu) Dàn ý Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
TOP 4 Dàn ý phân tích 2 khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn phân tích 2 khổ thơ cuối thật hay.
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ những ý quan trọng, khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Dàn ý phân tích 2 khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
I. Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn thơ: nằm cuối bài thơ, nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về.
II. Thân bài:
1. Cảnh kéo lưới lúc mờ sáng
- Khi bắt đầu ra khơi là ban đêm, lúc “sao mờ”, sắp sáng là thuyền trở về:
- Cuộc đánh cá bội thu: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
- Thành quả to lớn, con người lao động hân hoan: đàn cá trên thuyền lấp lánh loé sáng dưới ánh rạng đông, ngư dân xếp lưới, căng buồm trở về trong “nắng hồng”.
⇒ Ba khổ thơ cho thấy con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
- Nghệ thuật: ba khổ thơ trên có giọng thơ nhanh, dồn dập thể hiện sự hăng say lao động. Sử dụng nhiều động từ mạnh (lái, lướt, gõ, kéo) cho thấy hình ảnh khỏe khoắn của người lao động; tính từ chỉ màu sắc: vàng, bạc, hồng gợi sự tươi vui, ấm no.
2. Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên
a. Cảnh đoàn thuyền trở về
- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”
- Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cùng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.
- Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời: cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuộc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.
b. Bình minh trên biển
- Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.
- Hình ảnh: “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu trời và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.
III. Kết luận
- Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và vai trò của đoạn thơ đã làm nên đặc sắc của toàn bài.
Dàn ý phân tích 2 khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
A. Mở bài
- Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Hai khổ thơ cuối, tác giả khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống
- Trích thơ: “Sao mờ …dặm phơi”
B. Thân bài
1. Tổng
Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, ông viết Đoàn thuyền đánh cá.
Khái quát nội dung chính: từ khổ đầu đến 2 khổ cuối: Ra đi từ lúc hoàng hôn buông xuống, sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ nghỉ ngơi, nay trở về bình minh đang lên rạng rỡ.
2. Phân tích
* Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bị cho sự trở về:
Sao mờ, kéo lưới trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
- Tất cả tinh thần khẩn trương, hối hả được diễn tả qua từ "kịp" và hình ảnh "kéo xoăn tay" một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả nhưng lấp lánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được "chùm cá nặng".
- Sự khoẻ mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ "ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".
- Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo.
* Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: "lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng" đó là lúc đoàn thuyền trở về:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Chi tiết "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" và "mặt trời đội biển nhô màu mới" là chi tiết giàu ý nghĩa. Hình ảnh "mặt trời" là hình ảnh ẩn dụ cho một tương tươi sáng. Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền tự do làm chủ cuộc sống đang trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành công…
3. Hợp:
Nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng độc đáo và vận dụng nhiều biện pháp tu từ thành công…
4. Chuyển ý:
Liên hệ trong văn học hoặc trong cuộc sống.
C. Kết bài
Không khí lao động hăng say, náo nức của những người lao động đánh cá trên biển trong không khí của những ngày đất nước miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Dàn ý phân tích 2 khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
I. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được ra đời trong một thời kỳ sôi nổi trên miền Bắc nước ta.
II. Thân bài:
- Giới thiệu hai khổ thơ cuối: Hai khổ thơ cuối là hình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về.
- Vẻ đẹp cảnh kéo lưới khi mờ sáng: Cảnh kéo cá diễn ra lúc sao vẫn còn mờ, trời chưa kịp sáng
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: và đây là tiếng hát mừng vui thắng lợi, niềm vui của người dân chài.
III. Kết bài:
- Ý nghĩa của hai khổ thơ: gửi gắm thông điệp lao động là niềm vui, biển quê ta giàu đẹp và chỉ khi người lao động làm chủ cuộc đời mới có ấm no, hạnh phúc.
Lập dàn ý phân tích 2 khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung hai khổ thơ cuối.
2. Thân bài:
a) Cảnh kéo lưới lúc tờ mờ sáng:
- "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng": Thời gian kéo lưới là lúc trời sắp sáng.
- "Kéo xoăn tay": Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
- "Chùm cá nặng": Thành quả xứng đáng của chuyến ra khơi.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Vẩy vàng đuôi bạc lóe rạng đông": Nhấn mạnh số lượng cá thu được nhiều chất đầy khoang và khi có ánh sáng chiếu vào tạo nên một màu sắc rực rỡ.
- "Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng": Cảnh người ngư dân xếp gọn đồ đạc và trở về trong ánh nắng ban mai đầy tươi đẹp.
b) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- "Câu hát căng buồm với gió khơi":
- Câu hát thể hiện sự lạc quan, yêu đời.
- Tiếng hát hân hoan chào đón đoàn thuyền đánh cá trở về.
- Tiếng hát tiếp thêm sức mạnh, cùng cơn gió căng cánh buồm để thuyền tiến về phía trước nhanh hơn.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời":
- Gợi tốc độ di chuyển nhanh chóng.
- Khiến tầm vóc con người có thể sánh ngang được với thiên nhiên.
=> Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của những con thuyền đang lướt trên mặt biển.
- Biện pháp tu từ nhân hóa "Mặt trời đội biển nhô màu mới": Khi xuất hiện những ánh nắng bắt đầu một ngày mới cũng chính là lúc đoàn thuyền đánh cá trở về.
- "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi": Nhấn mạnh vẻ đẹp của những con cá dưới ánh mặt trời.
=> Niềm vui lao động của người ngư dân.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.