Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về đức tính trung thực (7 mẫu + Sơ đồ tư duy) Lập dàn ý về tính trung thực
TOP 7 Dàn ý Nghị luận về đức tính trung thực hay nhất, kèm theo sơ đồ tư duy, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được toàn bộ nội dung chính để nhanh chóng triển khai thành bài văn nghị luận xã hội đầy đủ những ý quan trọng.
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai, lập luận thành bài văn hoàn chỉnh đầy đủ những ý quan trọng. Trung thực là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9:
Lập dàn ý nghị luận về đức tính trung thực
Sơ đồ tư duy Nghị luận đức tính trung thực
Lập dàn ý Nghị luận về tính trung thực
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tính trung thực.
2. Thân bài:
a. Giải thích: trung thực là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối, luôn tôn trọng lẽ phải. Trung thực còn có nghĩa là không hổ thẹn với chính mình, biết lên án điều gian dối.
b. Bàn luận, chứng minh:
- Biểu hiện của sự trung thực:
- Sống thật với chính mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế
- Biết thẳng thắn nhận lỗi, không làm những việc trái với lương tâm, pháp luật.
- Ăn nói ngay thẳng trong giao tiếp, chân thành trong các mối quan hệ xã hội, không lợi dụng người khác.
- Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong công việc.
- Ý nghĩa, vai trò của trung thực:
- Biết đánh giá mọi việc trong đời sống một cách khách quan, chân thật.
- Giúp con người hoàn thiện bản thân, có can đảm để khắc phục khuyết điểm.
- Bồi đắp cho ta nhiều đức tính tốt đẹp như sự kiên trì, chăm chỉ, lòng dũng cảm,...
- Giúp tâm hồn con người thanh thản.
- Những người trung thực sẽ nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ cộng đồng, trở thành những công dân tốt cho xã hội. Từ đó, xã hội thêm văn minh, con người thêm đoàn kết.
- Thiếu đi sự trung thực, xã hội sẽ không thể phát triển.
- Dẫn chứng: học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.
c. Phê phán: những kẻ sống dối trá, giả tạo, đua đòi, lừa bịp người khác.
d. Phản đề: cần áp dụng tính trung thực một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của tính trung thực
- Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý về đức tính trung thực
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực
2. Thân bài
a. Giải thích: "Trung thực" là thành thực với mọi người, với công việc và với chính mình; chân thật trong cả lời nói lẫn hành động.
b. Biểu hiện của tính trung thực:
- Ngay thẳng, thật thà, không gian xảo, dối trá, không lừa mình dối người.
- Tuân thủ mọi quy định của pháp luật, mọi chuẩn mực đạo đức văn hóa.
- Nói đi đôi với làm, nói được làm được.
- Có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.
c. Ý nghĩa của lòng trung thực:
- Luôn nhận được sự tin tưởng, yêu thương của mọi người.
- Là cơ sở làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của mỗi người, giữ vững nhân cách cá nhân.
- Góp phần tạo nên uy tín, sức mạnh của của bản thân.
d. Phản đề:
- Hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân sống không trung thực, dối trá lừa lọc, vì lợi ích cá nhân mà làm ra những hành động đi ngược lại với đạo đức, pháp luật.
- Hậu quả: dẫn đến sự tha hóa đạo đức, vô nhân cách, mất niềm tin, không được mọi người tín nhiệm giao công việc.
e. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực.
- Rèn luyện tính trung thực, nhắc nhở bạn bè và mọi người về tính trung thực.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của tính trung thực.
Dàn ý nghị luận xã hội về tính trung thực
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
- Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.
b. Phân tích
- Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
- Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…
- Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận trung thực hay nhất
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.
2. Thân bài
a. Giải thích
Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.
b. Phân tích
Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thẳng thắn,…
Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Lập dàn ý Nghị luận về trung thực
1. Mở bài
- Trong xã hội cổ đại hay hiện đại, một con người muốn được tôn trọng, được sự kính yêu và dễ thành công trong cuộc sống thì ngoài tài năng, học vấn, trí tuệ hơn người thì họ còn cần rèn cho mình một phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Một trong những đức tính quý giá làm nên con người, vẫn luôn được ông bà tổ tiên ta truyền dạy cho con cháu ấy là đức tính trung thực.
2. Thân bài
* Khái niệm:
- Trung thực là một đức tính tốt đẹp, đó là sự chân thành, ngay thẳng, không gian dối trong bất kỳ chuyện gì.
- Người trung thực là không dối gian, giấu giếm, không đổi trắng thay đen sự thật, không lừa lọc người khác, luôn đối xử với mọi người một cách chân thành, thẳng thắn, luôn tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, lên án sự điêu trá.
* Biểu hiện:
- Trong học tập: Học sinh trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không quay cóp, sử dụng tài liệu.
- Trong công việc:
- Người làm kế toán thì không lợi dụng nghiệp vụ để bòn rút công quỹ.
- Người hay được cử đi công tác thì không khai khống hóa đơn, chứng từ để nhận thêm tiền phụ cấp.
- Trong kinh doanh: Người sản xuất không vì tranh thủ lợi nhuận mà làm ra các mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng,...
- Trong các mối quan hệ xã hội thông thường, là sự chân thành, không giấu diếm giữa cha mẹ - con cái, tình yêu - hôn nhân, giữa bạn bè,...
* Ý nghĩa:
- Người trung thực sẽ ngày càng hoàn thiện và trau dồi nhân cách để hoàn thiện bản thân, trở thành một công dân tốt của xã hội..
- Người dối gian sẽ bị mọi người quay lưng và lánh, thậm chí họ còn tự tạo thêm cho mình kẻ thù, chẳng có một mối quan hệ nào tử tế. Người nói dối chính là kẻ cô đơn và đáng thương nhất trong cuộc đời của họ.
* Nhận thức và hành động:
- Phải có thói quen trung thực với chính bản thân, biết được vị trí của bản thân, không ảo tưởng huyễn hoặc.
- Luôn tôn trọng sự thật, khi trò chuyện với người khác đừng tự biến tấu những câu chuyện hay sự kiện theo ý mình, có sao hãy nói vậy, đừng cố thay đen đổi trắng.
- Trung thực với lỗi lầm của bản thân, không che đậy giấu giếm mà nên thẳng thắn nhìn nhận để được thông cảm và được sửa chữa lỗi lầm.|
- Là học sinh thì tránh việc chép bài, quay cóp, gian lận trong thi cử, hãy tự cố gắng học bài và làm bài năng lực thật của mình
- Lên tiếng và có những hành động để bênh vực sự thực, bênh vực lẽ phải và những người trung thực dám lên án hành vi gian dối.
- Ngăn chặn những hành vi lừa lọc, thiếu trung thực, tuyên truyền mọi người cùng noi gương những tấm gương về sự trung thực.
3. Kết bài
- Trung thực là truyền thống quý báu đã được lưu truyền muôn đời nay cho nhiều thế hệ con cháu, là cái cốt lõi mà con người cần phải có được.
- Cần ý thức tự giác luôn luôn trau dồi, bồi dưỡng tính trung thực cho bản thân, góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.
Dàn ý nghị luận về tính trung thực
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính trung thực
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là trung thực?
- Là một đức tính tốt cần có trong xã hội
- Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu
=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Những biểu hiện của tính trung thực
- Trong cuộc sống:
- Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi
- Không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm của mình
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, làm hại đến người tiêu dùng,
- Trong học hành, thi cử:
- Không quay cóp, chép bài của bạn
- Không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra
- Không chạy điểm, không dùng bằng giả.
* Vai trò, ý nghĩa của trung thực
- Giúp con người hoàn thiện nhân cách
- Trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội.
- Là đức tính mà mỗi học sinh cần có để có hiệu quả học tập tốt nhất, những thành công bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.
- Giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.
- Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt
- Có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân
- Trong kinh doanh, dịch vụ, trung thực sẽ tạo dựng được uy tín và có được niềm tin của khách hàng, mang lại hiệu quả cao.
- Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.
=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính hết sức quan trọng.
* Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay
- Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có:
- Tình trạng thực phẩm bẩn gây ung thư
- Báo cáo sai làm thất thoát tiền bạc của nhà nước,...
- Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng.
-> Biện pháp khắc phục: Nghĩ đến trung thực là một thước đo đạo đức, chuẩn mực của xã hội. Nghĩ đến tác động xấu và lợi ích của trung thực.
* Mở rộng, phản đề
- Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:
- Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
- Số liệu báo cáo thiếu trung thực làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước.
- Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
- Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.
- Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
- Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
- Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên.
- Biểu dương những việc làm trung thực.
c) Kết bài
- Khẳng định trung thực là một đức tính cần trong xã hội
- Liên hệ với bản thân: cần phát huy những gì và hạn chế những gì.
Dàn ý Nghị luận về tính trung thực của con người
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính trung thực
Ví dụ: Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là trung thực, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về đức tính trung trực.
II. Thân bài:
- Là một đức tính tốt cần có trong xã hội
- Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu
=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Vai trò của trung thực
- Trong xã hội: Trung thực là một đức tính cần thiết với con người trong xã hội hiện nay, trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội .
- Trong học tập - thi cử: Đây là đức tính mà mỗi học sinh cần có, có đức tính này để có hiệu quả học tập tốt nhất. những thành công bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.
=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính hết sức quan trọng.
3. Kết quả của đức tính trung thực
- Rất có ích cho bản thân, giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.
- Là hành trang vững chắc giúp bạn bước vào đời một cách hữu ích nhất
- Bạn có thể có những lời khuyên cho bạn bè về đức tính trung thực
4. Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay
- Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có
- Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng.
5. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu trung thực
- Nghĩ đến trung thực là một thước đo đạo đức, chuẩn mực của xã hội.
- Nghĩ đến tác động xấu và lợi ích của trung thực
III. Kết bài
- Khẳng định trung thực là một đức tính cần trong xã hội
- Liên hệ với bản thân về đức tính trung thực, cần phát huy những gì và hạn chế những gì.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Nguyễn Võ Phúc NguyênThích · Phản hồi · 2 · 09/08/23