Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Tình yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Và câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" chính là lời răn dạy của ông cha ta về truyền thống này. Hôm nay, Eballsviet.com sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân.
Tài liệu sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 7 hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Mời tham khảo 4 mẫu dàn ý được đăng tải chi tiết dưới đây.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
Dàn ý giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 1
1. Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.
2. Thân bài
- Giải thích:
- “Thương người”: yêu thương, tôn trọng những người xung quanh.
- “Thương thân”: yêu thương, quý trọng bản thân.
=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Nguyên nhân:
- Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, cần nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ.
- Tình yêu thương giúp xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.
- Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình.
- Một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
- Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:
- Giúp đỡ mọi người bằng những hành động cụ thể, phù hợp.
- Dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; thiên tai hay dịch bệnh…
- Liên hệ bản thân: giúp đỡ bạn bè…
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
Dàn ý giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 2
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu: “Thương người như thể thương thân”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- “Thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.
- “Thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình.
=> Câu tục ngữ sử dụng cách nói so sánh con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân mình. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh.
2. Vì sao phải “Thương người như thể thương thân”?
- Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh khác nhau: có người sung sướng, có người nghèo khổ.
- Tình yêu thương giúp cho cuộc sống trở nên văn minh, tốt đẹp hơn khi con người biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- Biết yêu thương, con người sẽ nhận được sự quý mến, cảm phục và trân trọng từ những người xung quanh.
3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
- Dẫn chứng: dân tộc Việt Nam giúp đỡ nhau trong chiến tranh, thiên tai hay đại dịch..
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần biết chia sẻ với bạn bè, giúp đỡ mọi người xung quanh…
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
Dàn ý giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
2. Thân bài
- Giải thích:
- Thường người là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh.
- Thương thân chính là trân trọng, yêu thương chính bản thân.
=> Cách so sánh “thương người như thể thương thân” nhằm nhắn nhủ mỗi con người hãy biết yêu thương những người xung quanh giống như yêu chính bản thân.
- Mỗi người sinh ra sẽ có một hoàn cảnh riêng, chúng ta cần biết yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
- Tình yêu thương giữa con người sẽ luôn đem đến những điều tốt đẹp, góp phần tạo nên một xã hội văn minh và nhân ái.
- Trao đi yêu thương, để nhận lại yêu thương nhiều hơn. Cuộc sống sẽ luôn tràn ngập hạnh phúc.
- Tương thân tương ái là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Những tấm gương về lòng yêu thương: Lê-nin, Hồ Chí Minh…
- Học sinh cần biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để tạo nên một tập thể vững mạnh…
3. Kết bài
Nêu giá trị của câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
Dàn ý giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 4
1. Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
2. Thân bài
- Giải thích:
- Thương thân: Tự yêu thương lấy chính bản thân mình.
- Thương người: Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh
=> Con người, cần phải biết đồng cảm, chia sẻ, kính trọng và yêu quý những người xung quanh như yêu chính mình vậy.
- “Thương người như thể thương thân” vì:
- Con người không thể sống cô độc mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
- Trong xã hội vẫn còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ của mọi người.
- Tình yêu thương giúp cuộc sống hạnh phúc hơn, xã hội trở nên văn minh hơn.
- Tình yêu thương giúp con người nhận lại sự yêu thương, trân trọng của mọi người.
- Biểu hiện:
- Quá khứ: Phong trào “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”, “Hũ gạo cứu đói”...
- Hiện tại: Chương trình “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, “Trái tim cho em”...
- Ngược lại, chúng ta cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, vô cảm.
- Liên hệ bản thân: Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh...
3. Kết bài
Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã để lại một bài học quý giá.