Văn mẫu lớp 10: Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn (Sơ đồ tư duy) Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 2 dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức, nắm vững được các luận điểm, luận cứ, rèn luyện kỹ năng viết văn ngày một tiến bộ hơn.
Cảm nhận bài thơ Nhàn để thấy được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Vậy sau đây là dàn ý và sơ đồ tư duy cảm nhận bài Nhàn, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Sơ đồ tư duy cảm nhận bài Nhàn
Dàn ý cảm nhận về bài thơ Nhàn
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
- “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.
II. Thân bài
- Hai câu đề:
“Một mai/một cuốc/một cần câu
Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”
+ Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung
+ Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.
+ Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.
- Câu thực:
+ Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
+ Cách xưng hô “ta”, “người”
>>>> Hai về tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.
- Hai câu luận:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
+ Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.
+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.
- Hai câu kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.
- Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường
III. Kết luận
- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
-
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn - Tấm gương về vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về bạo lực ngôn từ
-
Bộ đề thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học
-
Bài thơ Bạn đến chơi nhà - Tác giả Nguyễn Khuyến
-
Tập làm văn lớp 5: Tả thầy cô giáo cũ của em (Dàn ý + 27 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sống với đam mê (2 Dàn ý + 16 mẫu)
-
Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học (11 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích bài thơ Ngôi nhà của Tô Hà
100+ -
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
100+ -
Phân tích bài thơ Nói cùng Anh của Xuân Quỳnh
100+ -
Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
100+ -
Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương
100+ -
Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh
100+ -
Phân tích bài thơ Sông lấp của Trần Tế Xương
100+ -
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
100+ -
Phân tích bài thơ Nắng Ba Đình của Nguyễn Phan Hách
100+ -
Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
100+