Dẫn chứng về thái độ sống tích cực Dẫn chứng suy nghĩ tích cực

Dẫn chứng về thái độ sống tích cực tổng hợp 12 dẫn chứng tiêu biểu hay, mới nhất. Qua đó giúp bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực thêm hấp dẫn, không bị mơ hồ, lý thuyết suông để ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị luận xã hội.

Dẫn chứng về thái độ sống tích cực
Dẫn chứng về thái độ sống tích cực

Thái độ sống tích cực là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống. Người có thái độ sống tích cực là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống. Vậy sau đây là 12 dẫn chứng về thái độ sống tích cực mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm dẫn chứng về chiến thắng bản thân, dẫn chứng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Dẫn chứng về thái độ sống tích cực

Dẫn chứng mẫu 1

Hồ Chí Minh từng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc. Trong khoảng thời gian đó, Người bị áp giải qua nhiều nhà lao. Việc di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác thường xuyên diễn ra. Dù khó khăn, gian khổ nhưng Bác vẫn không chỉ giữ vững tinh thần lạc quan, mà còn sáng tác ra tập thơ “Nhật kí trong tù” - một tập thơ vô cùng nổi tiếng.

Dẫn chứng mẫu 2

Ông trùm hãng hoạt hình Walt Disney - “cha đẻ” của chú chuột Mickey và là nhà sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới, thậm chí còn đầu tư xây dựng công viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang California (Mỹ). Để đạt được thành công như vậy, ông đã phải vượt qua vô vàn những thất bại. Ông từng bị sa thải với lời nhận xét “thiếu trí tưởng tượng và không có sản phẩm nào tốt cả”. Các bộ phim của ông từng liên tiếp không được công chúng đón nhận… Bên cạnh nghị lực phi thường, nỗ lực không ngừng nghỉ thì thái độ sống tích cực, không bi quan trước thất bại cũng là một yếu tố giúp ông đạt được thành công.

Dẫn chứng mẫu 3

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương của thái độ sống tích cực. Thầy bị liệt hai tay từ lúc còn nhỏ, không được đi học với bạn bè cùng trang lứa. Dù vậy, thầy vẫn không mất đi niềm tin, từ bỏ bản thân. Lòng thầy luôn cháy lên một ước mơ đó là cắp sách đến trường. Bằng niềm lạc quan thầy đã vượt qua được mặc cảm, tự ti cố gắng tập viết bằng chân mặc dù có lần bị chuột rút đau tê tái. Ngày hôm nay, chúng ta có được một người thầy giáo mẫu mực.

Dẫn chứng mẫu 4

Nick Vujicic là người truyền giáo Australia gốc Serbia. Anh bị hội chứng bẩm sinh tetra- amelia, một loại rối loạn di truyền hiếm gây ra trình trạng không có chân tay. Khi còn nhỏ, anh gặp phải muôn vàn trở ngại tâm lý, tình cảm và khó khăn trong cuộc sống, nhưng anh không hề gục ngã. Anh đã tự mình lập nên tổ chức phi chính phủ Life Without Limits (Cuộc sống không giới hạn). Từ đó, anh được mời đi diễn thuyết khắp thế giới về cuộc sống của người khuyết tật, với hy vọng và quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Anh cũng thường xuyên thuyết giảng về niềm tin vào Chúa, rằng Chúa đã cho anh sức mạnh để vượt qua khó khăn. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude và là một diễn giả đầy lòng quả cảm, mà khi nhắc đến anh hàng triệu người phải ngả mũ kính phục

Dẫn chứng mẫu 5

Lê Thanh Thúy là cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Dẫn chứng mẫu 6

Stephen Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên “Lou Gehrig”, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge

Dẫn chứng mẫu 7

Mặc dù chưa bao giờ chạy cho đến khi ông ở cuối những năm 80 tuổi, Fauja Singh không chỉ tiếp tục thi đấu trong một số cuộc thi marathon - ông còn là người giữ kỷ lục thế giới trong độ tuổi của mình. Fauja Singh đã tham gia chạy marathon đầu tiên ở tuổi 89 và đã tham gia đủ chín giải cuộc đua marathon kể từ đó. Gần đây nhất, ông đã được trao tặng Huân chương Đế chế Anh danh giá cho những thành tích đã đạt được. Khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông nói "Hoạt động tích cực giống như một liều thuốc. Tôi không muốn từ bỏ loại thuốc đó."

Dẫn chứng mẫu 8

Beethoven là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc thiên tài, vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc và nhạc sĩ về sau. Năm 26 tuổi, Ludwig bắt đầu mất thính giác nhưng tình trạng này đã không ngăn cản ông sáng tác. Khi gần như không thể nghe nữa, ông đã viết bản sonate Ánh Trăng và khi điếc hoàn toàn, ông tiếp tục sáng tác một bản nhạc ngắn mang tên Fur Elise (thường xuất hiện trong các đồ chơi âm nhạc).Với Beethoven, "không có rào cản giữa người có tài năng và tình yêu đối với công việc".

Dẫn chứng mẫu 9

Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có tay và chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp này. Cuộc đời anh tưởng chừng bỏ đi nhưng anh đã chứng minh điều ngược lại: “Tôi không cần tay và chân, chỉ cần Chúa cho tôi một mục đích sống”. Giờ đây, Nick đã trở thành một trong những diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng nhất, anh có một bằng kinh tế, kết hôn cùng cô gái xinh đẹp và có hai con. Anh viết sách, hát, chơi golf, lướt sóng. Anh đi khắp mọi nơi để chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình với mong muốn truyền cảm hứng tới những người trẻ và tới tất cả những ai đang có hoàn cảnh bất hạnh như anh đứng lên đi tìm lẽ sống của cuộc đời mình.

Dẫn chứng mẫu 10

Không may bị đột quỵ sau khi sinh con vào năm 2003, ở tuổi 30, Dawn Faizey Webster rơi vào tình trạng “khóa trong”. Đây là một hội chứng “khóa” con người trong bên trong thể, các chi hoàn toàn không thể cử động, ngoại trừ chuyển động đầu và mắt. Với sự trợ giúp của một chiếc laptop chuyên dụng, có khả năng đọc chuyển động của mắt, Dawn Faizey Webster đã vượt lên số phận, quyết tâm dành 3 tiếng mỗi ngày để điều khiển các nút bấm bằng đầu và nhập các chữ cái bằng mắt. Với nỗ lực đó, cô đã hoàn thành bằng đại học về lịch sử cổ đại và viết một cuốn tự truyện. Dawn Faizey Webster chia sẻ: “Khi có bằng đại học, tôi đã rất vui và tự hào về bản thân. Không có trở ngại nào ngăn cản tôi, chẳng hạn như bị viêm phổi hai lần và những căn bệnh nhẹ khác, tôi vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình."

Dẫn chứng mẫu 11

Mạc Đĩnh Chi là nhà văn tiêu biểu của thời phong kiến, thời đại đó ông đã tự lực tìm lấy ánh sáng để đem lại tri thức cho mình và ông đã thành công khi đỗ trạng nguyên.

Dẫn chứng mẫu 12

Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta. Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa. Bằng những tích cực trong cuộc sống Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm