Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam giúp các em tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam diễn ra trong 2 ngày từ 29 - 31/5/2024. Đáp án đề thi vào 10 Văn Chuyên Hà Nam 2024 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi vào 10 năm 2024 - 2025 hiệu quả hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi vào 10 môn Văn Chuyên Biên Hòa, Hà Nam
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chung - THPT chuyên Biên Hòa 2024 - 2025
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2.
Theo đoạn trích những người vĩ đại là những người không bao giờ từ bỏ mơ ước của mình.
Câu 3.
Đoạn văn có thể hiểu thành công không chỉ là việc bạn thừa kế của người đi trước để lại những giá trị vật chất thông thường. Mà thành công là khi bạn dám chấp nhận thử thách, dám chấp nhận thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu bản thân đã đề ra.
Câu 4.
Gợi ý:
- Xác định năng lực bản thân.
- Lên kế hoạch rõ ràng.
- Hành động ngay bây giờ bằng cách trau dồi kiến thức, kĩ năng.
- Tin tưởng vào ước mơ đã chọn.
- Đừng ngần ngại đương đầu với thử thách.
- Đừng bao giờ bỏ cuộc.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
- Xác định vấn đề: Vai trò của tự học trong xã hội hiện nay.
- Bàn luận:
+ Tự học là quá trình mà ở đó một cá nhân chủ động tìm kiếm kiến thức, kỹ năng, hoặc thông tin mà không cần đến sự giảng dạy trực tiếp từ giáo viên hay tham gia một khóa học cụ thể nào.
+ Tự học giúp người học chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực, phẩm chất. Từ đó, giúp người học nâng cao năng lực, phẩm chất.
+ Tự học giúp con người nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn, kỹ hơn.
+ Tự học sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập giúp khơi dậy những năng lực tiềm tàng bên trong mỗi con người.
+ Quá trình tự học đòi hỏi sự chủ động, tự giác và kỷ luật cao từ người học, cũng như khả năng tự đặt ra mục tiêu học tập, lên kế hoạch học tập, tìm kiếm và sử dụng nguồn học liệu, và đánh giá kết quả học tập của bản thân.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Giới thiệu tác phẩm:: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
- Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.
2. Thân bài
a. Khung cảnh thiên nhiên
- Thời gian nghệ thuật là một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Các hình ảnh mặt trời, sóng, đêm được nhân hóa, cùng hình ảnh so sánh độc đáo ở câu thơ thứ nhất "như hòn lửa" đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, tráng lệ. Ngày đã tắt nhưng không hề ảm đạm. Sự vận động của thời gian được diễn tả qua các động từ "xuống biển”, "cài then", "sập cửa". Những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm "sập cửa" gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống, bao trùm lên tất cả.
- Lẽ thường, khi ngày tàn, con người sẽ tạm ngừng mọi công việc để trở về nghỉ ngơi bên gia đình nhưng trên biển có một cuộc sống khác khi đó mới bắt đầu...
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
- Chữ “lại” đã gợi ra vòng tuần hoàn trong hoạt động của những người dân biển, gợi nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh, con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên đến thế!
- Đoàn thuyền ra khơi với khí thế tươi vui, hào hứng, phấn khởi: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi": Sự kết hợp giữa "câu hát" và "gió khơi" đã tạo nên sức mạnh lớn đưa con thuyền mạnh mẽ vượt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ cũng tái hiện vẻ đẹp tâm hồn và niềm vui trong lao động của người dân chải.
- Sự trù phú của thiên nhiên:
- Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cả thư”...-> sự giàu có của biển.
- Bút pháp tả thực kết hợp với trí tưởng tượng phong phú:
+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng.
+ Gợi những vệt nước lấp lánh khi đàn cá bơi lội.
- Khung cảnh đánh cá hiện lên vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều: +Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
- Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ, bao dung của biển cả: Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”...
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh miêu tả: “cá song...đuốc đen hồng”:
+Tả thực cá song dài có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ Liên tưởng đến ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ: Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển. Ánh trăng sao lồng vào sóng nước nên
khi cá quẫy ta có cảm giác không phải mặt nước đang xao động mà là màn đêm đang thở.
- So sánh “như lòng mẹ”:
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
-> Ấn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
b. Vẻ đẹp người lao động:
- Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đưa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng”.
- Hình ảnh người lao động:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”... -> tư thế làm chủ của đoàn thuyền...
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” > con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
3. Tổng kết vấn đề.