Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Quốc gia 2 Đề ôn thi Đình - Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 (Có đáp án)
Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Quốc gia gồm 2 đề, có đáp án kèm theo, mang tới các dạng câu hỏi trọng tâm, giúp các em tham khảo, luyện giải đề thật nhuần nhuyễn để nắm chắc các dạng bài tập, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong vòng thi Quốc gia (Vòng 10) năm 2024 - 2025.
Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập, củng cố kiến thức cho các em học sinh ôn thi hiệu quả hơn. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com, chuẩn bị thật tốt kiến thức cho vòng thi Đình - cấp Quốc gia:
Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp Quốc gia 2024 - 2025
Câu hỏi 1: Từ nào dưới đây có nghĩa là "những hiểu biết có được do từng trải trong cuộc sống, công việc thực tế"?
A. xét nghiệm
B. thực nghiệm
C. kinh nghiệm
D. chiêm nghiệm
Câu hỏi 2:
Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
A. tiên phong, phong phú
B. xung phong, phong tặng
C. phong cách, phong toả
D. phong ba, phong thái
Câu hỏi 3
Quan hệ từ nào thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau?
Căn nhà của ông bà nội đã cũ [...] lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng mát.
A. nên
B. nhưng
C. vì
D. như
Câu hỏi 4: Hình ảnh dưới đây có thể dùng để minh hoạ cho bài tập đọc nào?
A. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
B. Những người bạn tốt
C. Cửa sông
D. Chuỗi ngọc lam
Câu hỏi 5: Hai từ "xuân" được in đậm trong câu thơ dưới đây có mối quan hệ như thế nào về nghĩa?
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ."
(Xuân Thuỷ dịch)
A. Đồng âm
B. Đồng nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Trái nghĩa
Câu hỏi 6: Câu nào dưới đây là câu ghép có các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ?
A. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.
B. Đường Bạch Dương là một mái vòm vàng rực và dọc hai bên đường, dương xỉ khô héo chuyển màu nâu sẫm.
C. Những mái tranh, những khóm lá, những nếp núi biếc lượn ngoài xa tít đều hiện ra với những hình sắc rõ rệt.
D. Ngọn gió heo may khẽ khàng đưa đẩy, chiếc lá cựa mình duyên dáng, cánh lật qua lật lại dập dờn như chiếc quạt tròn.
Câu hỏi 7: Tiếng "trung" trong từ nào dưới đây khác nghĩa với tiếng "trung" trong các từ còn lại?
A. trung tâm
B. trung kiên
C. trung gian
D. trung chuyển
Câu hỏi 8: Từ "nào" trong câu nào dưới đây là từ nghi vấn?
A. Sao ngày nào mẹ cũng về muộn thế ạ?
B. Cậu có muốn hôm nào đó qua nhà tớ chơi không?
C. Có phải lớp nào cũng chuẩn bị tiết mục văn nghệ không?
D. Con muốn chọn món quà nào để tặng bạn?
Câu hỏi 9:
Tác giả muốn thể hiện điều gì qua đoạn thơ dưới đây?
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.”
(Theo Lưu Quang Vũ)
A. Niềm nhớ mong, tiếc nuối những kỉ niệm tuổi thơ
B. Niềm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của tiếng Việt
C. Niềm yêu mến, gắn bó với cảnh vật của quê hương
D. Niềm thích thú khi nghe những âm thanh sống động của làng quê
Câu hỏi 10: Đáp án nào dưới đây có từ chứa tiếng đánh dấu thanh sai vị trí?
A. mềm mượt, huệ tây, hoài niệm
B. chải chuốt, xét duyệt, biến hoá
C. hoà bình, khuynh hướng, mướp đắng
D. chuyển động, vườn tược, tàu thủy
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
