Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn lớp 9 (Cấu trúc mới, có ma trận, đáp án)
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 2 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 Cánh diều năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc 100% tự luận gồm 4 điểm đọc hiểu + 6 điểm tập làm văn bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Thông qua đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 9 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều, đề thi học kì 2 Tin học 9 Cánh diều.
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 Cánh diều năm 2025
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
TRƯỜNG THCS..... | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2024– 2025 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Ngày kiểm tra ... tháng 5 năm 2025 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MÙA THU CHO CON
Nắng mùa thu như ươm vàng rót mật Tiếng trống trường rộn rã bước chân vui Niềm hân hoan trong ánh mắt rạng ngời Con đến trường học bao điều mới lạ
Con hãy đi bằng đôi chân kiêu hãnh Và con tim mang ánh lửa tự hào Con hãy cháy hết mình cho hoài bão Với niềm tin của tuổi trẻ tươi hồng.
Con hãy nhớ giữa bộn bề cuộc sống Nhận và cho, biết chia sẻ cho đời Sống bao dung nhân ái với mọi người Mở tấm lòng, tình yêu thương sẽ tới. | Con hãy nhớ trong muôn triệu lí do Không có lí do cho sự chùn bước Không nặng trong tâm những điều mất được Bởi quanh con đều là những yêu tin
Khi mệt mỏi con hãy ngồi lặng im Về với mẹ và ôm cha một lát Hãy thì thầm nói những điều thật nhất Mọi ưu phiền sẽ tựa gió bay xa
Trời mùa thu xanh mắt con bao la Trang sách mở ra chân trời phía trước Hãy tự tin và vững chân con bước Sống cho lý tưởng hoa trải lối con qua. |
(Nguyễn Hạ Thu Sương, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 9 năm 2023, NXB Giáo dục, 2023, tr.94)
*Chú thích : Nguyễn Hạ Thu Sương, sinh năm 1987 tại Bắc Cạn, là một tác giả trẻ của văn học Việt Nam được biết đến với những tác phẩm mang đậm cảm xúc và suy tư về cuộc sống, con người và thiên nhiên. Cô viết chủ yếu ở thể loại thơ và truyện ngắn, với những tác phẩm sâu sắc, tinh tế, phản ánh những trăn trở trong xã hội và đời sống.
Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1. (0,5 điểm) Hãy xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Trong văn bản, người mẹ khuyên con hãy làm gì khi mệt mỏi ?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ý hiểu của em về nội dung ý nghĩa của hai câu thơ:
Hãy tự tin và vững chân con bước
Sống cho lý tưởng hoa trải lối con qua.
Câu 4. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ sau:
Con hãy đi bằng đôi chân kiêu hãnh
Và con tim mang ánh lửa tự hào
Con hãy cháy hết mình cho hoài bão
Với niềm tin của tuổi trẻ tươi hồng.
Câu 5: (1,0 điểm) Qua văn bản trên, tác giả gửi gắm những thông điệp gì?
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “tôi” trong truyện ngắn sau:
Tôi là người khuyết tật. Từ ngày còn bé xíu, người ta đã chép miệng bảo tôi là con bé bất hạnh, đáng thương và tội nghiệp. Chính vì thế, trong tôi đã dần bắt đầu hình thành tính cách bi quan trước những khó khăn dù lớn hay nhỏ. Gặp bất cứ điều gì, tôi cũng đều thấy nó rắc rối và quá sức đối với một người không khỏe mạnh như mình.
Những lúc như vậy, bố thường kể cho tôi nghe mẩu chuyện “Chai nước giữa sa mạc”: Có hai chàng trai phải đi qua một sa mạc rộng lớn, trong tay mỗi người chỉ có một ít thức ăn và một chai nước. Đi đến giữa sa mạc, cả hai đều bắt đầu đói khát, và dĩ nhiên, chai nước của ai cũng chỉ còn có một ngụm nhỏ. Một người mệt mỏi nghĩ thầm: “Ôi chỉ còn có chừng này thôi à? Mình sẽ chết ngay thôi!”. Anh ta uống cạn chai nước và chỉ vài dặm sau, anh ta gục xuống. Còn người kia thì lại tự an ủi mình: “May quá, vẫn còn chừng ấy nước. Hi vọng mình sẽ sớm tìm thấy một hồ nước nhỏ và nhanh chóng vượt qua sa mạc này!”. Anh ta tiết kiệm từng giọt nước, động viên bản thân cho đến khi gặp được một bộ lạc, xin họ thêm vài chai nước nữa, rồi kết thúc hành trình của mình thành công.
Tôi thắc mắc hỏi bố kể chuyện này cho tôi nhằm ngụ ý gì, ông chỉ mỉm cười: “Trong từng trường hợp cụ thể, con sẽ có được những bài học riêng cho mình”.
Năm ấy, tôi vào lớp một mà chưa hề đi học trường mẫu giáo. Bạn bè, thầy cô, trường lớp hoàn toàn xa lạ đối với tôi. “Ê tụi bây, nhìn kìa, nhỏ kia bị què chân!”. Rồi những tiếng xì xào bàn tán, hỏi nhau bắt đầu ran lên: “Xe này tên gì vậy?”, “Sao phải ngồi xe này?”... Nhiều đứa tò mò lấy tay sờ từng bộ phận chiếc xe lăn của tôi. Tôi ngồi yên trên xe, sợ sệt không nói được một lời nào. Và cô giáo đã đến giải vây kịp thời, ngay khi mắt tôi bắt đầu hoe đỏ...
Về nhà, tôi đòi bố phải cõng tôi vào lớp, chứ nhất định không ngồi xe lăn nữa. Khi bố hỏi lý do, tôi òa khóc nức nở: “Các bạn nhìn con như người ngoài hành tinh. Con thật là dị thường!”. Bố cười hiền, nhẹ nhàng vuốt tóc tôi: “Con gái nhớ câu chuyện “Chai nước giữa sa mạc” không? Một người chết vì anh ta luôn nghĩ mình sẽ chết. Nếu con cứ nghĩ mình là người dị thường, khác lạ so với các bạn thì sẽ chẳng bao giờ con thấy được mình cũng là con người, cũng đi học, cũng sẽ biết đọc, biết viết. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực nằm trong đầu mình, con sẽ thấy mình không hề bất hạnh! Hơn nữa, xe lăn là bạn thân của con mà, con nỡ để bạn ở nhà sao?”. Tôi hiểu ra, gật đầu với bố. Những ngày sau đó, tôi vẫn cùng xe lăn đến lớp. Tôi rụt rè chia sẻ với các bạn về tình trạng khuyết tật của đôi chân mình, về cấu tạo và công dụng của chiếc xe lăn. Trái với nỗi lo của tôi, nghe tôi kể, các bạn ai cũng thương, giúp đỡ tôi rất nhiều, và thường đẩy xe lăn đưa tôi ra ngồi dưới gốc bàng xanh trong mỗi giờ ra chơi...
Năm tôi học lớp 7, được lựa chọn để phẫu thuật chân trong một chương trình nhân đạo, nhưng tôi lại nằng nặc không muốn đi vì sợ phải xa bạn bè, thầy cô đã thân quen. Bố lại ân cần: “Anh chàng kia trong câu chuyện Chai nước giữa sa mạc sống được vì anh ta tin mình sẽ ổn, mọi điều rồi sẽ tốt đẹp. Con hãy suy nghĩ ca phẫu thuật lần này sẽ giúp con có thể đi được. Một năm nằm viện rồi con sẽ đi học lại và làm quen được thêm nhiều bạn bè mới”. Một lần nữa, tôi lại thấm thía những lời bố nói, và lần quyết định đó đã giúp tôi tìm lại những bước đi trên chính đôi chân mình…
Câu chuyện Chai nước giữa sa mạc, tôi được nghe bố kể từ hồi tôi còn bé xíu... và tôi vẫn áp dụng bài học ý nghĩa đó mỗi ngày.
(Dẫn theo Chai nước giữa sa mạc, Thanh Hoa, ĐHSP TP.HCM - Đăng trên báo Áo Trắng số 13, ra ngày 01/08/2013)
*Chú thích : Vũ Thanh Hoa (sinh năm 1969) là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện đang công tác tại thành phố Vũng Tàu. Bà từng đạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh (1993), Giải nhất Truyện hay cực ngắn trên trang Hội Ngộ Văn Chương 2007, Giải thưởng Thơ hay Nguyên Tiêu 2021 của Hội Nhà văn TP.HCM. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà gồm Nỗi đau của lá (Tập thơ 2006), Người nhìn thấu linh hồn (Tập truyện 2011), Lục bát phố (Tập thơ 2015).
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cần giải quyết: Làm thế nào để các bạn trẻ biết cách đối mặt và vượt qua thử thách?
----------- HẾT -----------
Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9
Xem đầy đủ đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
...............
Xem đầy đủ đề thi và đáp án trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
