Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 8
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 8 giữa kì 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 Cánh diều.
Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 8 giữa kì 2 năm 2023 - 2024
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta thể hiện qua đặc điểm chủ yếu nào sau đây?
A. Có lớp phủ thổ nhưỡng mỏng.
B. Tốc độ phong hóa diễn ra chậm.
C. quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng.
D. Đất được bồi tụ thành các đồng bằng màu mỡ ở hạ lưu sông.
Câu 2. Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì:
A. trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
B. có 3/4 diện tích đồi núi.
C. nước ta chủ yếu là vùng đồi núi thấp.
D. có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 3. Tìm phát biểu không đúng về đặc điểm của nhóm đất phù sa?
A. Nhóm đấy phù sa chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.
B. Có nhiều loại đất phù sa khác nhau được phân chia ở nhiều khu vực đồng bằng.
C. Đất phù sa có một diện tích bị nhiễm phèn được gọi là đất phèn.
D. Đất phủ sa phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải của nhóm đất feralit ở nước ta?
A. Lớp vỏ phong hóa dày, thoáng khí, dễ thoát nước.
B. Thường tích tụ các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm.
C. Phần lớn nhóm đất này có đặc điểm chua, nghèo các chất bazơ và mùn.
D. Phần lớn nhím đất này có đặc điểm giàu các chất dinh dưỡng và mùn.
Câu 5. Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:
A. có sự tích tụ nhiều sắt oxit.
B. quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.
C. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. có sự tích tụ nhiều nhôm ô xít.
Câu 6. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố:
A. rộng khắp trên cả nước.
B. ở vùng đồi núi.
C. ở vùng đồng bằng.
D. ở vùng đất bãi triều cửa sống, ven biển, ven các đảo.
Câu 7. Ý nào sau đây đúng về vùng đặc quyền kinh tế?
A. Là vùng biển rộng 200 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
B. Chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
C. Là vùng biển nằm trong lãnh hải Việt Nam.
D. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
Câu 8. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ được xác định bằng:
A. 20 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
B. 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
C. 22 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
D. 23 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.
b. Có đúng hay không khi nhận định: Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước”.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Nhóm đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
A.Nhóm đất feralit.
B.Nhóm đất phù sa.
C. Nhóm đất mùn.
D.Nhóm đất xám.
Câu 2. Đất feralit trên đá badan có màu đỏ vàng và giàu chất dinh dướng vì:
A. hình thành do quá trình feralit trên đá badan.
B. hình thành do quá trình feralit trên đá vôi.
C. hình thành do quá trình tích lũy mùn trên đá vôi.
D. hình thành do quá trình tích lũy mùn trên đá badan.
Câu 3. Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự lần lượt là:
A. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
B. nội thủy, cửa khẩu, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
C. nội thủy, lãnh hải, mốc quốc giới, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở, thềm lục địa.
Câu 4. Ở nước ta đất feralit chiếm phần lớn diện tích chủ yếu là do:
A.mạng lưới sông ngòi dày đặc và địa hình nhiều đồi núi.
B. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
D. vùng đồi núi có độ dốc lớn và có tổng lượng mưa lớn.
Câu 5. Vì sao thảm thựa vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu sinh thái?
A. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
B.Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
Câu 6. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào đoạn trích: “Biển Đông là biển ven lục địa, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Thông với... và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Bờ phía tây là phần đát liền của các nước Việt Nam, Cam – pu – chia, Thái lan. Ma – lai – xi – a, Xin – ga – po, phía Bắc là phần đất liền của Trung Quốc, phía đông ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo.... và phía nam ngăn cách với Ấn Độ bởi quần đảo....”
A. Thái Bình Dương , In – đô – nê – xi – a , Phi – líp – pin.
B.Đại Tây Dương, Phi – líp – pin, In – đô – nê – xi – a.
C. Thái Bình Dương, Trường Sa (Việt Nam), In – đô – nê – xi – a.
D. Thái Bình Dương, Phi – líp – pin, In – đô – nê – xi – a.
Câu 7. Tìm ý đúng với đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học ở nước ta?
A. Ở nước ta, các kiểu rừng cận nhiệt là phổ biến nhất, chiếm diện tích lớn nhất và được phân bố rộng khắp từ bắc xuống nam.
B. Một số loài thực vật nhiệt đới ở nước ta là các loài cây thuộc họ Dầu, họ Dâu tằm, họ Dẻ, họ Thông...
C. Biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học.
D. Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
Câu 8. Qúa trình hình thành lên lớp thổ những dày là:
A. quá trình feralit.
B,. quá trình mặn hóa.
C. quá trình thoái hóa.
D. quá trình xói mòn – rửa trôi – tích tụ.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
b. Hãy giải thích lí do vì sao Biển Đông là biển tương đối kín.
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Vì sao sinh vật nước ta lại đa dạng và phong phú?
b. Hãy giải thích câu tục ngữ “Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy”.