Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 6 đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 6
Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Sinh học, Eballsviet.com xin giới thiệu Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3.
Đây là tài liệu rất hữu ích, gồm 6 đề kiểm tra 15 phút có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em làm quen với cách thức ra đề thi, ôn tập lại kiến thức môn học, rèn luyện khả năng tư duy và logic. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo phục vụ việc ra đề thi. Chúc các em học tập và ôn luyện tốt!
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 - Đề 1
Đề bài
Câu 1 (3 điểm). Thân giữ chức năng gì?
Câu 2 (3 điểm). Chồi hoa và chồi lá khác nhau như thế nào?
Câu 3 (4 điểm). Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S), rồi ghi vào ô trống trong bảng dưới đây.
STT | Câu dẫn | Đ/S |
1 | Ở ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. | |
2 | Chồi nách gồm 2 loại: chồi hoa và chồi lá. | |
3 | Thân đứng chỉ có hai dạng là thân gỗ và thân cột. | |
4 | Sự dài ra của thân các loại cây là giống nhau. | |
5 | Vỏ của thân non gồm biểu bì và thịt vỏ. | |
6 | Trụ giữa chính là ruột, bao gồm những tế bào có vách mỏng. | |
7 | Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. | |
8 | Cây gỗ lâu năm có dác và ròng. |
Đáp án
Câu 1 (3 điểm).
Thân là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, giữ chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá.
Câu 2 (3 điểm).
Chồi lá và chồi hoa đều có mầm lá bao bọc, nhưng trong chồi lá là mô phân sinh, sẽ phát triển thành cành mang lá, còn chồi hoa là mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa
Câu 3 ( 4 điểm).
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ | Đ | s | s | Đ | s | Đ | Đ |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 - Đề 2
Đề bài
Câu 1 (2 điểm). Thân cây dài ra là do đâu?
Câu 2 (4 điểm). Sự dài ra của các loại thân cây có giống nhau không?
Câu 3 (4 điểm). Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.
Cột A | Cột B | Trả lời | ||
1. | Phần vỏ ở miền hút | a) | Gồm biểu bì và thịt vỏ. | 1 ... |
Của rễ. | b) | Gồm biểu bì, thịt vỏ và lông hút. | 2 ... | |
2. | Phần trụ giữa ở miền hút của rễ. | c) | Gồm ruột và các bó mạch, mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ. | 3 ...4 |
3. | Phần vỏ ở thân non. | d) | Gồm ruột và các bó mạch, mạch | |
4. | Phần trụ giữa ở thân | rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong. | ||
Non. |
Đáp án
Câu 1 (2 điểm).
Thân cây dài ra do phần ngọn. Mô phân sinh ngọn gồm một nhóm tế bào có khả năng phân chia làm cho thân, cành dài ra.
Câu 2 (4 điểm).
Sự dài ra của thân các loại cây rất khác nhau.
- Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí...) dài ra rất nhanh.
- Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, to như bạch đàn, chò, lim...
- Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả ; còn khi tỉa cành, cây tập trung phát triển chiều cao.
Câu 3 (4 điểm).
1 | 2 | 3 | 4 |
b | c | a | d |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 - Đề 3
Đề bài
Câu 1 (5 điểm). Các bộ phận của thân non có chức năng gì?
Câu 2 (5 điểm). Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi ghi vào cột trả lời.
Cột A | Cột B | Trả lời |
1. Dác | a) Là lớp gỗ màu sáng. b) Là lớp gỗ màu thẫm. c) Nằm ở phía ngoài. d) Nằm ở phía trong. e) Gồm những tế bào mạch gỗ. f) Gồm những tế bào chết, vách dày, rắn chắc. g) Có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. h) Có chức năng nâng đỡ cây. | 1 ... |
Đáp án
Câu 1 (5 điểm).
Thân non bao gồm vỏ và trụ giữa, vỏ bao gồm biểu bì và thịt vỏ, biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sít nhau, bảo vệ cho các phần bên trong của thân.
Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn tế bào biểu bì, một số tế bào chứa diệp lục có màu lục. Các tế bào này tham gia vào quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi cây. Trụ giữa bao gồm các bó mạch và ruột. Các bó mạch xếp thành một vòng bó mạch bao gồm mạch rây với những tế bào sống, vách mỏng, vận chuyển chất hữu cơ do lá chế tạo, mạch gỗ với những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào, vận chuyển nước và muối khoáng. Ruột gồm những tế bào có vách móng có chức năng dự trữ.
Câu 2 (5 điểm).
1 | 1 |
a, c, e, g | b, d, f, h |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 - Đề 4
Đề bài
Câu 1 (4 điểm). Đối với những cây hai lá mầm, cấu tạo phần thân non và phần thân già (trưởng thành) có khác nhau không?
Câu 2 (4 điểm). Tại sao có cây cần phải tỉa cành, có cây cần phải ngắt ngọn? Cho ví dụ.
Câu 3 (2 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
1. Trụ giữa của thân non có chức năng gì?
A. Chứa chất dự trữ.
B. Vận chuyển nước, muối khoáng,
C. Vận chuyển chất hữu cơ.
D. Cả A, B và C.
2. Thân cây trưởng thành gồm những bộ phận nào?
A. Vỏ, thịt vỏ, tầng sinh vỏ.
B. Mạch rây, mạch gỗ, tầng sinh trụ.
C. Vỏ, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ.
D. Cả A và B.
Đáp án
Câu 1 (4 điểm).
Đối với những cây hai lá mầm, cấu tạo phần thân non và phần thân già (trưởng thành) là khác nhau :
- Cấu tạo trong của phần thân non : Ở tất cả các loại cây, phần thân non nằm ở ngọn thân và ngọn cành. Phần này thường có màu xanh lục. Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.
- Cấu tạo trong của phần thân trưởng thành gồm vỏ, trụ giữa và ruột.
Câu 2 (4 điểm).
Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà ngắt ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
- Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa kết trái, người ta thường ngắt ngọn. Cây sẽ không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.
- Khi trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính.
Câu 3 (2 điểm).
1 - D
2 - D
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 - Đề 5
Đề bài
Câu 1 (2 điểm). Ngoài mô phân sinh ngọn, một số cây còn có loại mô nào giúp cây dài ra?
Câu 2 (2 điểm). Vì sao hầu hết các cây một lá mầm (lúa, ngô, cỏ...) và các cây hai lá mầm thân có sống một năm (đậu, vừng, cải...) sau một thời gian sinh trưởng không lớn lên được ?
Câu 3 (6 điểm). Chọn những từ, cụm từ phù hợp trong những từ:
a) tế bào, b) bấm ngọn, c) thân bò, d) thân cột, đ) thân quấn, e) mạch rây, f) mạch gỗ, e) biến dạng rồi điền vào chỗ trống trong những câu sau:
1. Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm ba loại : thân đứng (thân gỗ, ..thân cỏ), thân leo (..., tua cuốn) và ...
2. Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà ... hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
3. Thân cây dài ra do sự phân chia ... ở mô phân sinh ngọn.
4. Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ ... Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển trong cây nhờ …
5. Một số loại thân … làm các chức năng khác của cây.
Đáp án
Câu 1 (2 điểm).
Đối với những cây thuộc họ Lúa (cỏ, lúa, tre, nứa, mía...), ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng ở gốc các gióng, có khả năng phân chia làm cho cây dài ra nhanh.
Câu 2 (2 điểm).
Hầu hết các cây một lá mầm (lúa, ngô, cỏ...) và các cây hai lá mầm thân cỏ sống một năm (đậu, vừng, cải...) sau một thời gian sinh trưởng không lớn lên được vì không có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Câu 3 (6 điểm).
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
d, đ, c | b | a | f, e | g |
Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 6 Chương 3 - Đề 6
Đề bài
Câu 1 (5 điểm). Có những loại thân biến dạng nào? Cho ví dụ.
Câu 2 (5 điểm). Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau.
Đối với những cây ...(1) … cấu tạo phần thân non và phần thân trưởng thành khác nhau. Phần ...(2)... nằm ở ngọn thân và ngọn cành. Phần này thường có màu ...(3)... Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa, vỏ gồm biểu bì và ...(4)…; trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột. Cấu tạo trong của phần thân trưởng thành gồm vỏ, ...(5)... và ruột. Thân cây to ra do sự phân chia các tế bào ...(6)...
Đáp án
Câu 1 (5 điểm).
Có những loại thân biến dạng như:
- Thân củ: có thể nằm trên mặt đất hoặc dưới mặt đất, dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi ra hoa. Ví dụ: củ su hào, củ khoai tây.
- Thân rễ: nằm trong đất, lá vảy không có màu xanh, dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa. Ví dụ: củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta.
- Thân mọng nước: chứa nhiều chất lỏng, có màu xanh, có chức năng dự trữ nước, quang hợp. Ví dụ: xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu...
Câu 2 (5 điểm).
1. hai lá mầm
2. thân non
3. xanh lục
4. thịt vỏ
5. trụ giữa
6. mô phân sinh