Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương IV môn Hóa học lớp 12 Đề kiểm tra 45 phút lớp 12 môn Hóa học lần 2
Eballsviet.com xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương IV môn Hóa học lớp 12 được chúng tôi tổng hợp chi tiết nhất.
Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 nhằm củng cố kiến thức môn Hóa học để chuẩn bị tốt kiến thức cho kỳ thi học kỳ I sắp tới. Bên cạnh đó, tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đề kiểm tra 1 tiết Chương IV môn Hóa học lớp 12
(Cho biết: K = 39, Na = 23, C = 12, H = 1, N = 14, O = 16, Cl = 35,5)
*Mức độ nhận biết:
Câu 1: Dãy các chất có tính bazơ tăng dần theo thứ tự từ trái sang phải là:
A. NH3,CH3CH2NH2, CH3NHCH3 , C6H5NH2.
B. C6H5NH2, NH3, CH3CH2NH2 , CH3NHCH3.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NHCH3 , CH3CH2NH2.
D. NH3, C6H5NH2 , CH3NHCH3 , CH3CH2NH2.
Đáp án: B
*Mức độ nhận biết:
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Tuỳ thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.
C. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
D. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
Đáp án: D
*Mức độ nhận biết:
Câu 3: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính, ta có thể dùng phản ứng của chất này với:
A. Dung dịch HCl và Na2SO4.
B. Dung dịch NaOH và NH3.
C. Dung dịch KOH và CuO.
D. Dung dịch KOH và HCl.
Đáp án: D
*Mức độ nhận biết:
Câu 4: Công thức nào dưới đây là công thức tổng quát cho dãy đồng đẳng amin thơm (chứa một vòng benzen), đơn chức, bậc nhất?
A. C6H5NHCnH2n+1.
B. CnH2n-3NHCnH2n-4.
C. CnH2n+1NH2.
D. CnH2n-7NH2.
Đáp án: D
*Mức độ nhận biết;
Câu 5: Phản ứng giữa alanin và axit clohiđric cho chất nào sau đây?
A. H3C-CH(NH2)-COCl.
B. H2N-CH(CH3)-COCl.
C. HOOC-CH(CH2Cl)-NH2.
D. HOOC-CH(CH3)-NH3Cl.
Đáp án: D
*Mức độ nhận biết:
Câu 6: Cho amin có cấu tạo: CH3-CH2- CH(CH3)-NH2. Tên thay thế của amin là:
A. Metylpropylamin
B. Isobutylamin
C. Propylmetylamin
D. Butan-2-amin
Đáp án: D
*Mức độ nhận biết:
Câu 7: Cho X + Y C6H5NH3Cl. Vậy X, Y có thể là:
A. (C6H5)3N; HCl.
B. C6H5NH2; HCl.
C. C6H5NH2; Cl2.
D. (C6H5)2NH; HCl.
Đáp án: B
*Mức độ nhận biết:
Câu 8: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?
A. Đimetylamin.
B. Anilin.
C. Amoniac.
D. Metylamin.
Đáp án: B
*Mức độ nhận biết:
Câu 9: Axit aminoaxetic phản ứng với:
A. Cu, NaOH, H2SO4.
Na, NaOH, Na2SO4.
C. Na, NaOH, H2SO4.
D. CuO, Ca(OH)2, KNO3.
Đáp án: C
*Mức độ nhận biết:
Câu 10: Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là ………protein
A. Sự phân huỷ.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự trùng ngưng.
D. Sự đông tụ.
Đáp án: D
*Mức độ nhận biết:
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?
A. Khi nhỏ axit HNO3đặc vào long trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Protit rất ít tan trong nứoc và dễ tan khi đun nóng.
C. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
D. Khi cho Cu(OH)2vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.
Đáp án: B
*Mức độ thông hiểu:
Câu 12: Cho các chất sau: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5OH, H2NCH2COOC2H5, H2NCH2COONa, CH3NH3Cl, HOOC-CH2-NH3Cl. Số chất có thể tác dụng được với dung dịch NaOH là :
A. 3.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Đáp án: C
*Mức độ thông hiểu:
Câu 13: Khi cho amino axit (X) tác dụng với dung dịch NaOH thu được H2N(CH2)4CH(NH2)COONa. Tên gọi của (X) là :
A. Axit diaminohexanoic.
B. Axit 2,5-diaminohexanoic.
C. Axit aminocaproic.
D. Axit 2,6-diaminohexanoic.
Đáp án: D
*Mức độ thông hiểu:
Câu 14: Cho các chất sau: ancol etylic (1), etylamin (2), metylamin (3), axit axetic (4). Sắp xếp theo chiều có nhiệt độ sôi tăng dần:
A. (3) < (2) < (1) < (4)
B. (2) < (3) < (4) < (1)
C. (2) < (3) < (4) < (1)
D. (1) < (3) < (2) < (4)
Đáp án: A
*Mức độ thông hiểu:
Câu 15: Có ba chất hữu cơ gồm H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím.
B. HCl.
C. NaOH.
D. CH3OH/HCl.
Đáp án: A
*Mức độ thông hiểu:
Câu 17: Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH là:
A. Axit –amino-phenylpropionic.
B. Axit 2-amino-3-phenylpropionic.
C. Axit 2-amino-3-phenylpropanoic.
D. Phenylalanin.
Đáp án: C
*Mức độ thông hiểu:
Câu 18: Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, CH3COOH. Chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. CH3NH2
B. C6H5NH2, CH3NH2
C. C6H5OH, CH3NH2
D. C6H5OH, CH3COOH
Đáp án: A
*Mức độ thông hiểu:
Câu 19: Số lượng đồng phân amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án: B
*Mức độ thông hiểu:
Câu 20: Một amino axit no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH có M = 103. Số đồng phân cấu tạo amino axit là:
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Đáp án: D
*Mức độ thông hiểu:
Câu 21: Một amino axit X chứa 1 nhóm COOH. Cho 1,5 gam X phản ứng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Phân tử khối của X là:
A. 89.
B. 87.
C. 75.
D. 103.
Đáp án: C
*Mức độ thông hiểu:
Câu 22: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit?
A. 3 chất.
B. 1 chất.
C. 4 chất.
D. 2 chất.
Đáp án: C
*Mức độ thông hiểu:
Câu 23: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit (X) thu được 2 mol alanin, 2 mol glyxin và 1 mol valin. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn (X) chỉ thu được các dipeptit sau: Ala-Val, Val-Gly, Gly-Ala. Trình tự các amino axit trong phân tử (X) là:
A. Gly-Ala-Val- Ala-Gly
B. Ala-Val-Ala-Gly-Gly.
C. Val-Gly- Ala-Gly-Ala.
D. Gly-Ala-Val-Gly-Ala.
Đáp án: D
*Mức độ vận dụng:
Câu 24: A là -aminoaxit no, phân tử chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 1,5gam A tác dụng với NaOH dư, thu được 1,94gam muối. A có CTPT là:
A. CH3-CH(NH2)-COOH.
B. CH2(NH2)-CH2-COOH.
C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. CH2(NH2)-COOH.
Đáp án: D
*Mức độ vận dụng;
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit A (axit đơn chức) thu được 0,3 mol CO2, 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C3H5O2N.
B. C2H5O2N.
C. C2H7O2N.
D. C3H7O2N.
............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết